Từ lâu, người Tày sống quần tụ thành xóm, làng từ 8 đến 15 nhà, có nơi tới 20, 30 nhà san sát nhau, hoặc nhiều hơn. Tùy từng nơi, hoàn cảnh khác nhau, người Tày làm nhà khác nhau. Vùng đồi núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, người Tày thường làm nhà sàn thưng ván, cót, buộc cây, trát vách xung quanh hoặc tường trình hay xây đá. Vùng đồng bằng, ven thị trấn thường làm nhà trệt. Nhưng nhà truyền thống của người Tày, nét kiến trúc văn hóa độc đáo, đặc trưng điển hình chính là ngôi nhà sàn.
13:26 | 24-04-2017 | 54 dân tộc Việt Nam
Then được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại. Then được hát trong hầu hết các nghi lễ với nhiều đường Then khác nhau tùy thuộc vào mục đích của lễ cúng, nhưng đều là gửi lời cầu khấn đến nhà Trời. Ở xã Xuân Giang (huyện Quang Bình, Hà Giang) cộng đồng người Tày trắng năm nào cũng tổ chức Pang then và nghi lễ này rất được coi trọng.
12:51 | 21-04-2017 | 54 dân tộc Việt Nam
Trong lễ cưới của người Tày ở Cao Bằng, ngoài các lễ nạp thái, vu quy phải làm theo đúng thủ tục quy định thì ngày cưới còn là ngày vui, ngày phô diễn sự hiểu biết, văn minh, lịch sự, trang trọng và là dịp tốt để đối đáp tỏ tài ăn nói của hai họ. Trong đó, hát đối đáp của quan lang (cách gọi của người Tày) là một loại hình dân ca đặc sắc bởi dồi dào âm điệu mà phong phú ý tình.
07:14 | 21-04-2017 | 54 dân tộc Việt Nam
Với niềm đam mê và tình yêu sâu sắc với nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Tày, nhiều năm qua, nghệ nhân dân gian (NNDG) Hoàng Thị Nhật (64 tuổi), Chủ nhiệm HTX dệt thổ cẩm Mường Chang ở thôn Chang, xã Xuân Giang (Quang Bình - Hà Giang) không chỉ dệt, thêu nên những sản phẩm mang đậm nét văn hóa dân tộc, mà bà còn “đi đầu” trong việc lưu giữ, truyền nghề và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người Tày tại địa phương.
13:01 | 18-04-2017 | Văn hóa
Người Mông, người Tày ở vùng cao Tây Bắc làm bạn với cây măng rừng từ bao đời nay, uống ngụm nước suối, ăn đọt măng rừng để gắn bó với núi cao. Năm nào cũng vậy, khi lất phất mưa xuân, giống măng rừng lại đội đất mọc lên giữa rừng già. Người dân vùng cao lại đeo gùi, vác thuổng lên rừng đào măng.
12:35 | 18-04-2017 | Đặc sản địa phương
Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Người Tày cư trú ở vùng thung lũng các tỉnh Ðông Bắc, từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên Bái.
14:13 | 12-04-2017 | 54 dân tộc Việt Nam
Trước lúc nhắm mắt xuôi tay, nghệ nhân Hà Phan đã để lại cho người em trai của mình là Hà Thuấn ba cuốn sổ dày ghi chép những làn điệu Then cổ với lời nhắn nhủ: “Đây là vốn quý, là linh hồn của người Tày mình, phải gắng giữ…”. Khắc cốt ghi tâm lời trăn trối của anh trai, từ đó đến nay, nghệ nhân Hà Thuấn đã ngày đêm âm thầm với công việc gìn giữ và quảng bá những làn điệu Then cổ của cha ông.
23:01 | 09-04-2017 | Văn hóa
Cứ dịp đầu tháng 3 âm lịch, người dân Cao Bằng lại nô nức sắm sửa mâm cỗ, vàng hương… để tổ chức Tết Thanh minh, tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người đã khuất.
09:02 | 31-03-2017 | 54 dân tộc Việt Nam
Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là "xuống đồng". Lễ hội được xem là hoạt động tín ngưỡng gắn liền với nền nông nghiệp của đồng bào Tày. Đây là dịp để mong cầu các vị thần linh che chở để có một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, cuộc sống no ấm.
20:01 | 20-03-2017 | 54 dân tộc Việt Nam
Khi kết thúc tháng Giêng âm lịch, người Tày Cao Bằng tổ chức ăn Tết Đắp nọi (ngày 29 hoặc 30). Tết Đắp nọi đã trở thành phong tục tập quán lâu đời, là nét đẹp văn hóa của người Tày còn được lưu giữ đến ngày nay.
09:25 | 14-03-2017 | 54 dân tộc Việt Nam
Mỗi dân tộc đều sáng tạo ra những loại bánh có hương vị khác nhau, có một loại bánh mà chỉ người Tày mới có đó là bánh ngải. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi.
10:02 | 09-03-2017 | Đặc sản địa phương
Cưới xin là một tập tục tốt đẹp trong đời sốngi. Cưới xin không chỉ thể hiện đời sống tâm linh, đánh dấu sự kiện quan trọng của một đời người mà còn là ngày hội của họ hàng, của dân tộc và các sinh hoạt nghệ thuật không thể thiếu trong đám cưới người Tày ở xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
10:08 | 08-03-2017 | Văn hóa
Hát lượn là một thể loại dân ca của người Tày giống như hát ví, hát ghẹo của người Kinh. Đó là những câu hát đề cập đến mọi mặt của đời sống, ca ngợi quê hương, đất nước, cảnh đẹp của thiên nhiên, những câu hát giao duyên, đối đáp. Đồng thời những câu hát ấy còn là thước đo cho sự hiểu biết, thông minh, hiếu khách... của người Tày, Nùng xưa.
09:54 | 24-02-2017 | Văn hóa
Lễ đầy tháng là một trong những nghi lễ trong gia đình của đồng bào Tày xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Đây là nghi lễ báo cáo với tổ tiên công nhận là con, cháu trong gia tộc, trong dòng họ và trong gia đình.
09:02 | 20-02-2017 | 54 dân tộc Việt Nam
Nếu người Mông có tục gõ vách, đồng bào Mường độc đáo với tục ngủ thăm thì người Tày vùng Tây Bắc từ xa xưa có tục “trèo cột” của các chàng trai khi đi tìm người yêu…
17:51 | 15-02-2017 | Văn hóa
Ngày 8/2 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Dậu 2017), tại xã Đại Đồng, huyện Tràng Định đã diễn ra Lễ hội lồng thồng Bủng Kham. Đây là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Lạng Sơn, mang đậm truyền thống của người dân vùng lúa, mang ý nghĩa cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no đầy đủ...
10:23 | 09-02-2017 | Văn hóa
Lễ cầu phúc, cầu lộc của người Tày ở huyện Định Hóa (Thái Nguyên) gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào, thể hiện sự thành kính với thần linh, tổ tiên; ước muốn cuộc sống hạnh phúc, an bình. Lễ được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hàng năm.
14:06 | 30-01-2017 | 54 dân tộc Việt Nam
Ném còn là một mỹ tục của người Tày nói chung và người dân xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn (Lào Cai) nói riêng. Ném còn là trò chơi không những thu hút nam nữ thanh niên mà nhiều người lớn tuổi cũng rất thích. Trò vui này mang ý nghĩa phồn thực, cầu mong giao hoà âm - dương, mùa màng tươi tốt.
16:15 | 04-01-2017 | Văn hóa
Đến Hà Giang, ngoài việc tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như Cổng trời Quản Bạ, Đèo Mã Pí Lèng, Núi Đôi, Cột cờ Lũng Cú… thì thưởng thức món rêu nuớng của người Tày đáng để du khách trải nghiệm.
10:46 | 07-12-2016 | Đặc sản địa phương
Ở vùng rẻo cao quanh năm mây phủ của tỉnh Cao Bằng, đồng bào dân tộc Tày đã tồn tại tục lệ thờ “ma bếp lửa” rất độc đáo.
08:15 | 16-10-2016 | 54 dân tộc Việt Nam