• Về Prăng dự Lễ cúng sân của người Bahnar

    Lễ cúng sân theo tiếng Bahnar là Sơmă Kơcham. Đây là lễ cúng lớn trong năm của người Bahnar ở các buôn, làng đầu nguồn dòng suối Hway xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro (Gia Lai) nhằm tưởng nhớ những người đã mất, cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

    00:00 | 29-04-2023 | 54 dân tộc Việt Nam

  • Về Prăng xem Sơmă Kơcham của người Bahnar

    "Sơmă nghĩa là lễ cúng, kơcham nghĩa là cái sân. Sơmă Kơcham là lễ cúng sân". Đây là lễ cúng lớn trong năm, một nét văn hóa rất Bahnar của các làng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đầu nguồn dòng suối Hway (xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai).

    08:09 | 04-04-2023 | Du lịch

  • Say nồng rượu cần men lá Tây Nguyên

    Đến với Tây Nguyên, du khách thường được thưởng thức rượu cần, đồ uống không thể thiếu trong các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

    00:00 | 02-04-2023 | Văn hóa

  • Lễ hội cầu an của đồng bào dân tộc Bahnar

    Ngày 26/3, hòa trong không khí những ngày tháng 3 Tây Nguyên, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Bahnar đến từ tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện lễ hội cầu an cùng với lễ cúng cồng chiêng đặc sắc của dân tộc mình.

    19:00 | 26-03-2023 | 54 dân tộc Việt Nam

  • Bảo tồn, phát huy nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Bahnar

    Tháng 2/2023 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Bahnar tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Điều này mang lại những tín hiệu tích cực trong công tác bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của bà con.

    08:09 | 11-03-2023 | Đặc sản địa phương

  • Phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trong đời sống người dân Tây Nguyên

    Với người dân Tây Nguyên, cồng chiêng là linh hồn cuộc sống, báu vật của cộng đồng. Trong các ngày lễ cúng, ma chay, cưới hỏi, cồng chiêng là món ăn tinh thần không thể thiếu. Họ quan niệm rằng làng nào, gia đình nào có nhiều chiêng thì có nhiều thần chiêng phù hộ, con cái học hành giỏi giang, mùa màng bội thu, cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc.

    08:10 | 08-02-2023 | Văn hóa

  • A Ngưi K'bang - Người kết nối cộng đồng để lưu giữ văn hóa dân tộc Bahnar

    Vùng đất Tây Nguyên đại ngàn không chỉ có cái nắng, cái gió, những hàng cao su thẳng tắp tận chân đồi hay những rẫy cà phê chín đỏ mọng mà còn có những nét văn hóa bản địa vô cùng hấp dẫn, kỳ thú. Tuy nhiên, theo dòng thời gian, văn hóa cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên đang dần mai một, để có thể bảo tồn, giữ lại nét riêng của Tây Nguyên, rất cần có những con người yêu văn hóa dân tộc, hy sinh lợi ích cá nhân để lưu truyền những giá trị tinh thần cộng đồng như A Ngưi (làng K'giang, xã Kông Lơng Khơng, huyện K'bang).

    11:50 | 24-01-2023 | Văn hóa

  • Nghệ nhân Bahnar nặng tình với văn hóa dân tộc

    Già Đinh Bi (68 tuổi, người Bahnar, ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện K'bang, tỉnh Gia Lai) không chỉ là bậc thầy về diễn tấu, truyền dạy cồng chiêng mà ông còn là nghệ nhân điêu luyện trong việc đan lát. Tháng 3/2022, già Đinh Bi là 1 trong 10 nghệ nhân của tỉnh được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

    07:40 | 09-11-2022 | Văn hóa

  • Già Đinh Bi - Tấm gương sáng gìn giữ văn hóa dân tộc của người Bahnar

    Là nghệ nhân đa tài, vừa là bậc thầy về diễn tấu, truyền dạy cồng chiêng, già Đinh Bi (làng K'giang, xã Kông Lơng Khơng, huyện K'bang, Gia Lai) còn là nghệ nhân điêu luyện trong việc đan lát.

    20:00 | 07-11-2022 | Văn hóa

  • Bảo tồn, phát huy giá trị thổ cẩm truyền thống của dân tộc Bahnar

    Bao đời nay, cùng với các lễ hội truyền thống, dệt thổ cẩm cũng là niềm tự hào đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Thông qua dự án “Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng” được Hội đồng Anh tài trợ, chị Trần Thị Bích Ngọc, một viên chức của xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã cùng các cộng sự nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị thổ cẩm truyền thống.

    10:40 | 26-10-2022 | 54 dân tộc Việt Nam

  • Người lưu giữ nét văn hóa của người Jơ Lâng

    Đối với cộng đồng người Jơ Lâng (nhánh của dân tộc Bahnar) đang sinh sống tại làng Kon Cheo Leo thuộc thôn 5, thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy (Kon Tum), bà Y Trieng, 55 tuổi, được ví như “linh hồn” của làng khi am hiểu và thông thạo nhiều loại hình văn hóa truyền thống. Bà Y Trieng có thể chơi các loại nhạc cụ như K’lông pút, đàn T’rưng, đánh cồng chiêng và múa xoang. Đặc biệt, bà Y Trieng còn là nghệ nhân hát thành thục và biết nhiều bài hát dân ca truyền thống của dân tộc Bahnar.

    07:05 | 13-10-2022 | 54 dân tộc Việt Nam

  • Phong tục cưới hỏi của người Bahnar

    Với người Bahnar, phong tục cưới hỏi có ý nghĩa rất quan trọng. Tùy từng vùng, miền mà phong tục này có những điểm khác nhau nhưng nhìn chung vẫn giữ được nét nguyên sơ, giàu tính nhân văn.

    00:00 | 03-07-2022 | 54 dân tộc Việt Nam

  • Hiệu quả từ cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai

    Gia Lai là tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, chiếm 44,7%, chủ yếu là dân tộc Bahnar và J’rai. Do phong tục, tập quán còn lạc hậu, nhận thức còn nhiều hạn chế nên đời sống của người dân còn khó khăn. Trước thực trạng đó, năm 2011, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch 449/KH-MT về việc triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Đến nay, qua hơn 10 năm, cuộc vận động đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, đời sống cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

    16:41 | 28-02-2022 | Xã hội

  • Đặc sắc phong tục cưới hỏi truyền thống của đồng bào dân tộc Bahnar

    Trong khuôn khổ Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Bahnar ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tái hiện lễ cưới truyền thống của dân tộc mình.

    21:29 | 13-02-2022 | 54 dân tộc Việt Nam

  • Nồng nàn men lá Tây Nguyên

    Người Tây Nguyên từ xa xưa đã biết làm ra rượu, nhưng họ không chưng cất, không pha chế, mà mộc mạc chỉ là món rượu cần với men lá rừng nồng nàn hương vị thiên nhiên. Đó là thứ rượu nguyên chất, phải uống bằng ché, bằng ghè.

    08:00 | 02-02-2022 | Đặc sản địa phương

  • Lễ “Nước giọt” của người Rơ Ngao

    Người Rơ Ngao là một nhánh của dân tộc Bahnar sống tập trung tại làng Kon Trang Long Loi, huyện Đăk Hà (Kon Tum). Vào dịp cuối năm, cộng đồng người Rơ Ngao lại tổ chức lễ cúng "Nước giọt" nhằm tạ ơn Yàng Ia (Thần nước) và cầu mong một mùa màng tốt tươi sẽ đến trong năm mới.

    06:00 | 02-02-2022 | 54 dân tộc Việt Nam

  • Vợ chồng nghệ nhân người Bahnar nặng tình với văn hóa dân tộc

    Dù đã bước qua tuổi “tri mệnh chi niên” nhưng đôi vợ chồng Đinh Bi và Đinh Thị Hiền, làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày miệt mài với công tác gìn giữ, bảo tồn văn hóa của dân tộc Bahnar.

    15:09 | 01-02-2022 | Văn hóa

  • Gia Lai: Khẳng định thương hiệu gạo Ba Chăm của người Bahnar

    Sản phẩm gạo Ba Chăm (huyện Mang Yang, Gia Lai) luôn được gọi là "hạt ngọc trời" vì đây là giống lúa quý, được người Bahnar canh tác theo phương thức truyền thống, hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Sau một thời gian dài tương thích với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của vùng đất nắng gió Tây Nguyên, lúa Ba Chăm có sức đề kháng tốt, cây hiếm khi bị sâu bệnh, phát triển dựa vào nước trời.

    13:17 | 28-01-2022 | Đặc sản địa phương

  • Khẳng định thương hiệu "hạt ngọc trời" của người Bahnar

    Năm 2019, sản phẩm gạo Ba Chăm (của huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận Thương hiệu sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng Việt Nam. Cuối tháng 12/2020, huyện Mang Yang đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Mang Yang” cho sản phẩm gạo Ba Chăm. Khu vực địa lý bao gồm các xã: Đăk Trôi, Đê Ar, Kon Chiêng, Kon Thụp, Lơ Pang, huyện Mang Yang.

    08:00 | 28-01-2022 | Đặc sản địa phương

  • Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số

    Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/1/2022 phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030”.

    22:31 | 27-01-2022 | Chính sách