• Tiêm vi khuẩn vào khối u giúp kích hoạt hệ miễn dịch chống lại ung thư

    Việc đưa vi khuẩn vào môi trường vi mô khối u (TME) sẽ tạo ra tình trạng viêm cấp tính, từ đó kích hoạt các tế bào bạch cầu trung tính - các tế bào phản ứng đầu tiên của hệ miễn dịch - tấn công khối u. Phát hiện này được công bố trong nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan của Australia dẫn đầu.

    18:47 | 14-03-2023 | Đời sống

  • Công nghệ mới chẩn đoán bệnh bằng cách xác định tế bào chết trong máu

    Các nhà nghiên cứu Israel đã phát triển một công nghệ di truyền có thể được sử dụng để phát hiện tổn thương trong các hệ cơ quan chính trong cơ thể người bằng cách phát hiện và xác định các tế bào chết trong máu.

    23:00 | 06-01-2023 | Đời sống

  • Nhật Bản tìm ra phương pháp mới giúp tạo tế bào miễn dịch từ iPS

    Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, một nhóm nghiên cứu của Nhật Bản vừa tìm ra phương thức hiệu quả để tạo ra các tế bào miễn dịch từ các tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) để sử dụng trong điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch.

    14:00 | 13-12-2022 | Đời sống

  • Bệnh nhân ung thư tế bào hắc tố có thể dễ mắc thêm ung thư tuyến tiền liệt

    Một nghiên cứu do Trung tâm Daffodil của Australia thực hiện chỉ ra rằng nam giới từng bị ung thư tế bào hắc tố sẽ nhiều khả năng bị mắc ung thư tuyến tiền liệt so với những nam giới chưa từng mắc căn bệnh ung thư da này. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Ung thư của Anh.

    18:40 | 16-11-2022 | Đời sống

  • Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm

    Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hoàng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức, dù được xếp vào "tứ chứng nan y" nhưng ung thư dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi được.

    20:00 | 24-09-2022 | Đời sống

  • Phát hiện tế bào miễn dịch mới chống lại ung thư và các bệnh mãn tính

    Các nhà nghiên cứu quốc tế vừa phát hiện một nhóm tế bào miễn dịch mới mà họ tin rằng rất quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm nặng và ung thư. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature ngày 18/8.

    16:33 | 18-08-2022 | Đời sống

  • Mở ra cơ hội gửi tế bào gốc máu dây rốn cho người dân nhiều địa phương

    Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, ngày càng có nhiều cha mẹ mong muốn lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn – “bảo hiểm sinh học” cho con mới chào đời. Tuy nhiên, các ngân hàng tế bào gốc hiện mới tập trung ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một vài địa phương, nên nhiều gia đình phải đi xa, lựa chọn sinh con tại các thành phố lớn để được lưu trữ tế bào gốc.

    12:07 | 26-07-2022 | Xã hội

  • Phát hiện nguyên nhân khiến tế bào ung thư có thể di căn

    Lý do khiến nhiều bệnh ung thư trở nên đặc biệt nguy hiểm đó là chúng có thể di căn. Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện đã chỉ ra rằng vi khuẩn trong các tế bào khối u đã giúp khối u dịch dịch chuyển vị trí, đồng thời thúc đẩy sự tồn tại của tế bào trong quá trình phát triển của khối u.

    22:35 | 08-04-2022 | Đời sống

  • Các đột biến của virus SARS-CoV-2 có khả năng "lẩn trốn" tế bào T trên diện rộng

    Lây nhiễm tự nhiên virus SARS-CoV-2 và tiêm vaccine ngừa COVID-19 đều tạo ra các kháng thể và tế bào T có khả năng "vô hiệu hóa" chủng virus này. Tuy nhiên, hiệu quả miễn dịch có được từ các phương thức trên có nguy cơ giảm sút do virus SARS-CoV-2 tiến hóa, dẫn tới xuất hiện những biến thể mới, như biến thể Omicron.

    17:43 | 08-04-2022 | Đời sống

  • Nhật Bản cấy ghép thành công tế bào giác mạc tạo ra từ iPS

    Theo phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) tại Tokyo, một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Osaka (Nhật Bản) vừa thực hiện thành công các ca cấy ghép tế bào giác mạc được tạo ra từ tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS). Đây là các ca cấy ghép tế bào giác mạc có nguồn gốc từ iPS đầu tiên trên thế giới.

    08:11 | 06-04-2022 | Đời sống

  • Bằng chứng mới về hiệu quả của liệu pháp miễn dịch dựa trên tế bào T

    Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu y khoa Berghofer QIMR của Australia đã phát hiện bằng chứng mới cho thấy có thể sử dụng liệu pháp miễn dịch dựa trên tế bào T trong máu của người đã khỏi bệnh COVID-19 để bảo vệ những người dễ bị tổn thương bởi căn bệnh này.

    18:00 | 22-03-2022 | Đời sống

  • Phản ứng viêm vẫn diễn ra trong các tế bào miễn dịch nhiều tháng sau mắc COVID-19

    Hiện thế giới vẫn chưa rõ tại sao một số người phải chịu hội chứng COVID kéo dài sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Một nghiên cứu mới của Viện Karolinska tại Thuỵ Điển, Trung tâm Helmholtz Munich (HMGU) và Đại học Công nghệ Munich (TUM) tại Đức, đã cho thấy một loại tế bào miễn dịch gọi là macrophages vẫn có phản ứng viêm và có hoạt động trao đổi chất vài tháng sau khi mắc COVID-19 thể nhẹ. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Mucosal Immunology.

    22:00 | 15-03-2022 | Đời sống

  • Công cụ mới giúp phát hiện tác nhân liên quan đến nguy cơ tử vong do COVID-19

    Một công cụ phân tích mới do các nhà nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) phát triển đã chỉ ra một số loại tế bào miễn dịch cụ thể liên quan đến nguy cơ tử vong ngày càng tăng do COVID-19. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Nature Biotechnology ngày 28/2.

    17:30 | 01-03-2022 | Đời sống

  • Sự lão hóa của tế bào có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng COVID kéo dài

    Các nhà khoa học Nhật Bản mới đây đã phát hiện virus SARS-CoV-2 gây ra tình trạng lão hóa các tế bào trong cơ thể con người ở giai đoạn khởi phát, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng COVID kéo dài (Long COVID). Nghiên cứu trên được đăng tải trên tạp chí Nature Aging của Anh.

    22:13 | 16-02-2022 | Đời sống

  • Người phụ nữ đầu tiên khỏi nhiễm HIV sau khi được ghép tế bào gốc

    Một bệnh nhân người Mỹ mắc bệnh bạch cầu tủy sống đã trở thành người phụ nữ đầu tiên và là người thứ ba trên thế giới được chữa khỏi nhiễm HIV sau khi được ghép tế bào gốc của một người có khả năng tự nhiên chống loại HIV gây bệnh AIDS này.

    11:28 | 16-02-2022 | Đời sống

  • Nghiên cứu sâu về cơ chế phản ứng miễn dịch của tế bào bạch cầu đối với virus SARS-CoV-2

    Việc nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ kích hoạt loạt cơ chế bảo vệ trong cơ thể người, được gọi chung là phản ứng miễn dịch thích ứng. Phản ứng miễn dịch thích ứng có thể được chia nhỏ thành đáp ứng miễn dịch dịch thể (dựa trên kháng thể) và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.

    18:18 | 09-02-2022 | Đời sống

  • Tìm ra phương pháp mới điều trị lupus ban đỏ

    Các nhà khoa học từ Israel, Trung Quốc, Mỹ và Thụy Điển đã phát triển thành công một liệu pháp điều trị mới đối với bệnh lupus ban đỏ.

    18:21 | 13-01-2022 | Đời sống

  • Tế bào T có thể tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại biến thể Omicron

    Kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Australia và Hong Kong (Trung Quốc) công bố ngày 2/1 cho thấy các tế bào T - tuyến phòng thủ thứ hai trong hệ thống miễn dịch của cơ thể con người, có khả năng tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.

    21:19 | 03-01-2022 | Đời sống

  • Biến chủng Omicron không thể né tránh phản ứng miễn dịch của các tế bào T

    Một nghiên cứu mới đây cho thấy biến thể Omicron không thể né tránh phản ứng miễn dịch của các tế bào T hay còn gọi là tuyến phòng thủ thứ hai trong hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Bộ phận quan trọng trong tuyến phòng thủ này - các tế bào T - có thể nhận biết và chống lại được biến thể Omicron, do đó ngăn chặn được hầu hết các trường hợp bệnh nhân COVID-19 trở nặng.

    12:10 | 30-12-2021 | Đời sống

  • ​Giải mã nguyên nhân một số người miễn nhiễm COVID-19 dù tiếp xúc mầm bệnh

    Tại sao nhiều người không mắc COVID-19 dù tiếp xúc với người bệnh? Để làm sáng tỏ điều này, các nhà nghiên cứu tại Đại học London (Anh) đã tiến hành phân tích dữ liệu của 731 nhân viên y tế trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên bùng phát ở nước này, trong đó có 58 người có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 mặc dù làm việc trong môi trường có nguy cơ cao.

    22:00 | 27-12-2021 | Đời sống