• Nghệ nhân Ưu tú Ksor Krôh - Người đi tìm "hồn gỗ"

    Từ một khúc gỗ vô tri vô giác, Nghệ nhân Ưu tú Ksor Krôh (66 tuổi, làng Mrông Ngó 4, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, Gia Lai) đã tỉ mỉ từng công đoạn để tạc thành bức tượng mang trong nó hồn người Jrai mạnh mẽ, hoang sơ. Với ông, một tác phẩm tượng gỗ dân gian ra đời được xem như đứa con tinh thần, gắn với nhiều câu chuyện ly kỳ của mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn hùng vỹ.

    06:30 | 02-05-2020 | Văn hóa

  • Người tâm huyết với nghệ thuật múa Rô-băm

    Rô-băm là loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ và đang có nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, ở ấp Giồng Lức, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành (Trà Vinh) có nghệ nhân Thạch Sang (tên thường gọi là Sô Van), dù tuổi đã cao nhưng vẫn miệt mài truyền dạy loại hình nghệ thuật múa truyền thống độc đáo này cho các thế hệ con, cháu.

    14:34 | 05-04-2020 | 54 dân tộc Việt Nam

  • Người lưu giữ làn điệu dân ca Xa Mạc

    Thôn Xa Mạc, xã Liên Mạc vốn là làng quê thuần nông của huyện Mê Linh (Hà Nội) nhưng lại được nhiều người biết đến với loại hình nghệ thuật độc đáo - dân ca Xa Mạc (người ta thường gọi hát Xa Mạc). Những làn điệu dân ca này từng có thời gian trầm lắng nhưng nhờ công sức, tâm huyết của Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Lược, nghệ thuật truyền thống của làng quê đã được vực dậy, phát triển như ngày nay.

    08:50 | 05-04-2020 | Văn hóa

  • ALăng Blêu - Người giữ lửa nghệ thuật điêu khắc Cơ Tu

    Sống dưới chân đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam sở hữu nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ truyền thống độc đáo. Trong từng tác phẩm của mình, với những họa tiết, hình khối, đường nét riêng, sinh động, mạnh mẽ và phóng khoáng, người Cơ Tu không chỉ muốn gửi gắm vào đó những tâm tư, tình cảm, đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc mình mà còn muốn lưu giữ cho con cháu nghệ thuật điêu khắc độc đáo của dân tộc. Nghệ nhân ALăng Blêu ở thôn Gừng, thị trấn P’rao, huyện Đông Giang (Quảng Nam) là một người như thế. Anh được cộng đồng xem như là người giữ lửa nghệ thuật điêu khắc Cơ Tu.

    07:45 | 02-04-2020 | 54 dân tộc Việt Nam

  • Giữ hồn tượng gỗ dân gian

    Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng đang bước vào mùa lễ hội, điển hình là Lễ Pơ-thi (hay còn gọi là Lễ bỏ mả) – một nghi thức văn hóa độc đáo được lưu truyền lâu đời của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn. Đây cũng là dịp để những nghệ nhân tạc tượng trong mỗi buôn, làng chỉ bằng dụng cụ thô sơ và tư duy sáng tạo thổi hồn vào những khúc gỗ vô tri, biến chúng thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong mùa lễ hội.

    08:15 | 11-03-2020 | 54 dân tộc Việt Nam

  • Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Nữ nghệ nhân với tâm huyết xây dựng bộ chữ tiếng Raglai

    Với mong muốn bảo tồn ngôn ngữ dân tộc, gần 30 năm qua bà Mẫu Thị Bích Phanh (dân tộc Raglai, xã Phước Đại, huyện Bác Ái, Ninh Thuận) đã dày công sưu tầm, nghiên cứu tài liệu dạy học chữ Raglai nhằm giúp cho đồng bào Raglai ở tỉnh Ninh Thuận có hệ thống chữ viết riêng để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

    10:35 | 07-03-2020 | Xã hội

  • Nghệ nhân Lương Long Vân 93 tuổi vẫn miệt mài nghiên cứu văn hóa Tày

    Ở tuổi 93, ông Lương Long Vân, dân tộc Tày, thôn Yên Phú, xã An Tường (thành phố Tuyên Quang) vẫn miệt mài sưu tầm, biên dịch những cung Then cổ vừa truyền dạy, bảo tồn chữ Nôm - Tày. Những cuốn sách được ông cùng các nhà nghiên cứu văn học dân gian về văn hóa truyền thống dân tộc Tày đã trở thành những tài liệu quý, có hàm lượng tri thức cao, góp phần bổ sung, làm phong phú hơn kho tàng văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Tày.

    07:30 | 04-03-2020 | Văn hóa

  • Những người “say nghề” chữa bệnh cho cồng chiêng

    Ở Tây Nguyên, cồng chiêng được xem là linh hồn của các buôn làng. Theo đó, có những người con sinh ra để làm nghề “bác sĩ” - khám, chữa bệnh cho cồng chiêng mỗi khi chúng hư hỏng, lạc tông nhạc. Mặc dù còn rất ít những người biết chỉnh chiêng trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại Gia Lai, nhưng một khi đã đam mê, những người này “say nghề” không dứt.

    07:15 | 05-02-2020 | 54 dân tộc Việt Nam

  • Lý A Lệnh - Nghệ nhân chế tác khèn Mông

    Với người Mông ở Bản Chan II, xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng (Điện Biên), nhắc đến nghệ nhân Lý A Lệnh là nghĩ ngay đến người có biệt tài chế tác và sử dụng khèn Mông, sáo Mông, đàn môi rất giỏi.

    07:00 | 25-01-2020 | Văn hóa

  • Thầy giáo, Nghệ nhân Ưu tú Hà Nam Ninh dành trọn cuộc đời gìn giữ, trao truyền chữ Thái cổ

    Trong ngôi nhà sàn được bài trí theo đúng phong tục của người Thái với hàng trăm cuốn sách, tư liệu bằng chữ Thái cổ, thầy giáo, Nghệ nhân Ưu tú Hà Nam Ninh - Nghệ nhân loại hình tiếng nói, chữ viết tỉnh Thanh Hóa kể về cái duyên đến với chữ Thái và chia sẻ những trăn trở của ông trong quá trình gìn giữ và trao truyền "hồn cốt" của dân tộc Thái.

    08:15 | 15-11-2019 | Văn hóa

  • Nghệ nhân Hù Cố Xuân gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Si La

    Nghệ nhân Hù Cố Xuân, ở bản Seo Hai, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã dành nhiều tâm huyết để gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

    09:02 | 27-10-2019 | Văn hóa

  • Nghệ nhân Tạ Thị Bích - người bền bỉ giữ lửa nghệ thuật chầu văn

    Gắn bó với nghệ thuật diễn xướng nghi lễ chầu văn từ hơn 40 năm nay, tiếng đàn, tiếng phách cùng những câu hát đã ngấm vào con người nghệ nhân Tạ Thị Bích Lộc, thủ nhang đền Cửa Đông, thành phố Lạng Sơn. Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng bà vẫn lao động miệt mài để truyền lại đam mê hát chầu văn cho thế hệ trẻ.

    09:30 | 20-10-2019 | Văn hóa

  • Nghệ nhân Hoàng Văn Thành miệt mài bảo tồn văn hóa dân tộc Tày bên vùng hồ Thác Bà

    Sông Chảy là một trong những dòng sông lớn ở vùng Tây Bắc nước ta. Khi ngăn dòng sông Chảy làm thủy điện đã hình thành hồ nước nhân tạo lớn (hồ Thác Bà) thuộc địa phận huyện Yên Bình và Lục Yên (Yên Bái). Nơi đây không chỉ có giá trị về thủy điện mà còn có nhiều giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc sinh sống hai bên Đông hồ và Tây hồ, đặc biệt là đồng bào dân tộc Tày. Tuy nhiên, nhiều bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở đây đang có nguy cơ bị mai một. Để gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông, mảnh đất vùng Đông hồ thuộc huyện Yên Bình có nhiều người luôn cố gắng giữ gìn và vun đắp những truyền thống văn hóa dân tộc Tày.

    08:40 | 01-10-2019 | Văn hóa

  • Nghệ nhân Phùng Đình Giáp - Người “giữ lửa” nghề làm tượng phỗng

    Ba đời gắn bó với nghề nặn phỗng đất, đến nay, gia đình nghệ nhân Phùng Đình Giáp (thôn Đông Khê, xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) là gia đình cuối cùng còn theo nghề nặn phỗng đất ở xứ Kinh Bắc. Gần 60 năm gắn bó với đất thó (nguyên liệu để làm tượng phỗng), với nghệ nhân Phùng Đình Giáp, tượng phỗng đã chỉ là đơn giản là nghề mà đã trở thành một phần tâm hồn, máu thịt của ông. Ông bảo giữ mãi tâm huyết với nghề nặn phỗng là vì duyên để giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc cho thế hệ mai sau.

    14:06 | 12-09-2019 | Văn hóa

  • Thừa Thiên - Huế vinh danh các nghệ nhân có cống hiến xuất sắc

    Ngày 28/8, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ trao tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Nghệ nhân nhân dân" và "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 2 năm 2019 cho 17 cá nhân có nhiều cống hiến xuất sắc trong gìn giữ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

    14:05 | 28-08-2019 | Văn hóa

  • Người kể sử thi cuối cùng ở làng Châu

    Với thế hệ trẻ ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, Gia Lai), nghệ nhân Đinh Rung không khác gì một “vị thần” bước ra từ sử thi: dũng cảm, gan dạ, đánh giặc giỏi, có trí nhớ siêu việt khi thuộc và hát được những pho sử thi đồ sộ cha ông truyền lại một cách tài tình.

    06:00 | 21-08-2019 | Văn hóa

  • Cống hiến hết mình, truyền dạy nghệ thuật Khmer truyền thống cho thế hệ sau

    Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa ký quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Nghệ nhân Ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cho 5 nghệ nhân đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, trong đó có hai nghệ nhân người Khmer. Đó là Nghệ nhân Danh Tiền (sinh năm 1963, ngụ ấp An Thọ, xã Định An); Nghệ nhân Danh Bê (sinh năm 1955, ngụ ấp Hòa Thiện, xã Định Hòa, huyện Gò Quao). Những năm qua, hai nghệ nhân đã có nhiều đóng góp truyền dạy nghệ thuật Khmer truyền thống cho thế hệ sau góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

    07:50 | 20-08-2019 | Văn hóa

  • Người giữ lửa làm bạc ở Lao Sa

    Lao Sa là một thôn nhỏ nằm sát biên giới thuộc huyện Đồng Văn, Hà Giang. Với những nếp nhà trình tường cổ, khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hoa trái rực rỡ mỗi mùa một vẻ, Lao Sa vốn được biết đến như là một trong những bản làng người Mông xinh đẹp nhất tỉnh Hà Giang. Nhưng ít ai biết được, Lao Sa ngày nay còn là nơi lưu giữ một ngành nghề truyền thống rất đặc biệt của đồng bào Mông cao nguyên đá: nghề chạm, khắc bạc trang sức.

    06:00 | 10-08-2019 | Đặc sản địa phương

  • Lý A Lệnh - Nghệ nhân chế tác khèn Mông trên núi Thẩm Hái

    Con đường đất dài hơn 10 km trơn trượt, đầy dốc cao từ xã Mường Đăng (huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) như sợi chỉ vắt vẻo qua những núi đồi, vực sâu  dẫn đến bản Chan II, nơi sinh sống của 64 hộ dân thuộc cộng đồng dân tộc Mông từ bao đời nay. Từ đầu chân dốc bắt đầu lên bản, hướng lên đỉnh núi Thẩm Hái cao hơn 1.500 m so với mực nước biển, vọng lại tiếng khèn trầm bổng. Chủ nhân của những thanh âm trong trẻo, bộc lộ vẻ đẹp tự nhiên của vùng cao bao la, hùng vĩ đó là già làng Lý A Lệnh, người uy tín của bản.

    19:00 | 14-07-2019 | Văn hóa

  • Điện Biên tổ chức lễ trao danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú”

    Ngày 10/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú” cho 20 cá nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ hai – năm 2018 trên địa bàn tỉnh.

    19:11 | 10-07-2019 | Văn hóa