• Lạng Sơn mở lớp truyền dạy thực hành nghề thêu, dệt thổ cẩm của người Nùng Phàn SLình

    Từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 9/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với UBND xã Hải Yến và Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cao Lộc mở Lớp truyền dạy thực hành nghề thêu, dệt thổ cẩm của người Nùng Phàn SLình (Nùng Cúm Cọt) tại xã cho 28 học viên nữ với những kỹ thuật dệt vải, dệt thổ cẩm, thực hành thêu các họa tiết trên trang phục truyền thống, khăn đội đầu, túi xách và một số sản phẩm lưu niệm. Lớp truyền dạy nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với việc liên kết, thúc đẩy hoạt động du lịch của tỉnh, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

    08:44 | 06-09-2023 | 54 dân tộc Việt Nam

  • Gìn giữ nghề thêu truyền thống dân tộc Lô Lô ở Hà Giang

    Với phụ nữ dân tộc Lô Lô ở huyện vùng cao Mèo Vạc (Hà Giang), việc gìn giữ và phát triển nghề thêu thổ cẩm truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc sắc trong đời sống, góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương.

    14:00 | 15-02-2023 | Đặc sản địa phương

  • Điện Biên: Nghề thêu may trang phục dân tộc Mông ở biên giới Nậm Pồ

    Nà Bủng là xã biên giới thuộc huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) với gần 100% đồng bào Mông sinh sống. Tại đây, nhiều chị em phụ nữ trong xã đã thành lập mô hình thêu may trang phục dân tộc Mông nhằm thu nạp, tập hợp những chị em biết thêu thùa, may vá trong xã. Mục tiêu vừa tạo ra sản phẩm, giúp phụ nữ có thêm nguồn thu nhập cho gia đình, vừa duy trì, bảo tồn nghề truyền thống với những nét hoa văn chủ đạo của dân tộc mình.

    10:30 | 12-12-2022 | 54 dân tộc Việt Nam

  • Giữ gìn và bảo tồn làng nghề truyền thống ở Ninh Bình

    Những năm gần đây, tỉnh Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ gìn và bảo tồn các làng nghề truyền thống tại địa phương; trong đó, việc triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần khai thác và phát huy bản sắc vùng miền, quảng bá sản phẩm, thương hiệu của các làng nghề, nâng cao sinh kế cho người dân giúp giữ gìn, bảo tồn và phát triển các làng nghề tại địa phương.

    13:31 | 29-09-2021 | Đặc sản địa phương

  • Vân Hồ bảo tồn nghề thêu, may trang phục dân tộc Mông

    Là vùng đất đa sắc màu văn hóa, thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, trong đó có nghề thêu, may trang phục luôn được huyện Vân Hồ (Sơn La) đặc biệt quan tâm.

    00:00 | 08-05-2021 | Văn hóa

  • Bảo tồn và phát huy nghề thêu, may trang phục dân tộc Mông ở Vân Hồ, Sơn La

    Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghề thêu may trang phục của đồng bào dân tộc Mông luôn được huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm.

    10:12 | 18-03-2021 | 54 dân tộc Việt Nam

  • Gìn giữ, phát huy nghề thêu thổ cẩm của người Dao

    Người Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có nghề thêu thổ cẩm. Hiện nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Nguyên Bình đang đề ra các giải pháp để gìn giữ, phát huy những nét văn hóa truyền thống này.

    09:18 | 28-08-2019 | Văn hóa

  • Nghề thêu long bào làng Đông Cứu

    Làng Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) từ lâu được biết đến là một làng nghề thêu truyền thống. Tuy nhiên, ít người biết rằng, làng Đông Cứu trước kia vốn nổi tiếng bởi nghề thêu long bào cho các triều vua phong kiến ở Việt Nam.

    06:00 | 09-08-2019 | Đặc sản địa phương

  • Nghệ nhân Hoàng Thị Khương giữ gìn nghề thêu truyền thống Quất Động

    Được nghe nhiều về nghề thêu truyền thống Quất Động nhưng phải đến khi thực sự muốn có một bức tranh thêu tay treo trong nhà, chúng tôi mới hạ quyết tâm phải tới tận nơi để mua. Một sáng đầu đông se lạnh tháng 12/2018, chúng tôi tình cờ ghé thăm cơ sở thêu tranh của nghệ nhân Hoàng Thị Khương ở thôn Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội.

    08:00 | 21-12-2018 | Đặc sản địa phương

  • Giỗ tổ nghề thêu – vinh danh các nghệ sĩ tạo hình

    Ngày 12/6, tại Đà Lạt sử quán, Công ty XQ Việt Nam tổ chức giỗ tổ nghề thêu. Mở đầu nghi lễ là nghi thức rước, dâng hương Đức tổ nghề Lê Công Hành - người khai sáng và phát triển nghệ thuật thêu tay ở Việt Nam.

    15:05 | 12-06-2018 | Văn hóa

  • "Giữ lửa" cho nghề thêu truyền thống của tỉnh Hải Dương

    Nghề thêu tay ở xã Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ) từng có một giai đoạn hưng thịnh khi người người đều học thêu và sống bằng nghề thêu. Tuy nhiên ngày nay, số người còn bám trụ với nghề rất ít, chủ yếu tập trung ở thôn Xuân Nẻo. Họ là những nghệ nhân vẫn bền bỉ gắn bó với nghề, không chỉ vì tình yêu mà còn bởi một phần muốn truyền nghề cho lớp trẻ với ước ao không muốn nghề bị mai một theo thời gian.

    10:01 | 22-01-2018 | Văn hóa

  • Giữ gìn và bảo tồn làng nghề thêu Văn Lâm

    Làng Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình từ lâu đã được biết đến với nghề thêu ren truyền thống. Trải qua hàng thế kỷ người dân vẫn lưu giữ nghề truyền thống và phát triển bằng những sản phẩm thêu tay độc đáo có độ tinh xảo cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

    07:21 | 30-10-2016 | Văn hóa

  • Phát triển nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Dao tiền

    Từ bao đời nay, phụ nữ dân tộc Dao tiền ở xã Hoa Thám (Nguyên Bình - Cao Bằng) luôn gìn giữ và phát triển nghề thêu thổ cẩm truyền thống. Các sản phẩm thêu thổ cẩm của bà con nơi đây với những hoa văn đẹp, tinh tế, mang nhiều ý nghĩa khác nhau, thể hiện đời sống văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Dao.

    11:24 | 25-11-2015 | Văn hóa