Phố Thông Huề (huyện Trùng Khánh, Cao Bằng) có nhiều món ngon, hấp dẫn như: tương “mẹc cảng”, bánh khảo, bánh bao... Nhưng có lẽ hấp dẫn nhất là đậu phụ chao. Đậu phụ chao là món ăn dân dã có vị lạ, thơm, nhiều người ưa chuộng bởi tính mát, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
07:08 | 14-08-2016 | Đặc sản địa phương
Có một lớp học tiếng Việt rất đặc biệt vẫn từng ngày diễn ra dưới nắng hè oi ả. Ở đó, một cô giáo người dân tộc Nùng không quản ngại khó khăn dạy các em học sinh người Bahnar từng nét chữ.
19:13 | 12-08-2016 | Xã hội
Không biết từ bao giờ, con gà đã gắn với đời sống con người. Một số tộc người, trong đó có người Tày, người Nùng xem con gà là con vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, hình ảnh con gà đi vào lời ca, tiếng nói, truyền thuyết, phong tục tập quán và sinh hoạt tâm linh…
10:52 | 13-07-2016 | Văn hóa
“Người Tày, Nùng ở đâu thì đàn tính, hát then được chơi ở đó”, chúng tôi được giới thiệu như thế khi bắt đầu tìm hiểu về nghi lễ hát then của người Tày, Nùng trên đất Đắk Nông. Nghi lễ này hiện đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
16:04 | 25-06-2016 | Văn hóa
Trong đời sống sinh hoạt văn hóa người Tày, Nùng ở Cao Bằng thường tổ chức một số nghi lễ mang tính tâm linh gắn với chu kỳ vòng đời. Để thực hiện các nghi thức này, người Tày, Nùng mời những người hành nghề Bụt, Then, Dàng, Mo, Tào… đến nhà hành lễ.
07:09 | 20-06-2016 | Văn hóa
Anh Lý Đức Hà, người dân tộc Nùng, ở thôn Tà Lượt, xã Thèn Phàng, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, là một Bí thư Chi bộ thôn luôn tận tụy, trách nhiệm cao với công việc, nhận được sự tín nhiệm, tin yêu của đảng viên và nhân dân địa phương.
07:02 | 30-05-2016 | Xã hội
Trong đời sống của người Tày, Nùng Cao Bằng, cùng với xôi lá cẩm, xôi đen là một món ăn không thể thiếu trong dịp tiết Thanh minh hằng năm.
10:15 | 17-04-2016 | Văn hóa
Đồng bào Nùng ở tỉnh Hà Giang hiện có trên 74.000 người, chủ yếu cư trú ở 2 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Theo truyền thống của người Nùng ở Hoàng Su Phì, tại mỗi thôn bản bao giờ cũng có ít nhất một khu rừng được khoanh vùng để làm rừng cấm và lập miếu thờ của cộng đồng.
14:47 | 06-04-2016 | 54 dân tộc Việt Nam
Đầu năm mới, nhiều gia đình người dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng thường mời then, giàng (pựt), tào… (gọi chung là thầy) về nhà hoặc đến nhà thầy làm lễ giải hạn để giảm bớt các rủi ro, vận hạn, bệnh tật, cầu mong an lành cho cả năm. Đây là một phong tục, hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến nay, vẫn được bảo tồn, lưu giữ.
09:40 | 21-03-2016 | Văn hóa
Những năm gần đây đồng bào Nùng ở hai thôn Đèo Trám, Ngòi Cái, thuộc xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) không còn phải vất vả với cảnh "con trâu đi trước, cái cày theo sau", mà thay vào đó là máy nông cụ làm đất.
10:15 | 17-03-2016 | Du lịch
Có thể nói, văn hóa dân gian dân tộc Nùng phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại, trong kho tàng ấy, dân ca giữ vị trí trung tâm. Dân ca Nùng mượt mà, đằm thắm như tâm hồn, cốt cách của người Nùng, là một trong những thể loại hay nhất trong kho tàng dân ca các dân tộc Cao Bằng. Trong đó có một số làn điệu đắc sắc, như: Lượn Nàng ới, Dá hai, Pựt lằn...
18:50 | 11-03-2016 | Văn hóa
Đằng sau bảng thành tích học tập đáng nể của cô gái dân tộc Nùng Vi Thị Vân, sinh viên Học viện Chính trị Công an Nhân dân; là những tình yêu thương vô bờ bến mà bố mẹ đã dành cho em, giúp em vượt qua biết bao khó khăn, vất vả...
13:18 | 09-12-2015 | Xã hội
Trải qua nhiều năm tháng, chiếc nón lá của dân tộc Tày, Nùng (Cao Bằng) vẫn giữ được nét độc đáo và những dấu ấn văn hóa truyền thống.
09:36 | 23-11-2015 | Văn hóa
Lễ cưới của người Nùng An - Cao Bằng có nhiều phong tục tập quán được lưu truyền từ đời trước sang đời sau. Ngày cưới được lựa chọn một cách thận trọng do thầy tào, thầy mo xác định. Đám cưới diễn ra từ 2 - 3 ngày: Buổi chiều hôm trước tại nhà gái và buổi chiều hôm sau tại nhà trai. Hôm trước với nghi thức làm lễ đón dâu, hôm sau với nghi thức nhập gia.
08:38 | 20-11-2015 | Văn hóa
Đàm Thị Ngọc Anh là chị cả trong gia đình có 4 chị em. Bố em là người Nùng di cư từ Cao Bằng vào buôn Dur, xã Dukmal, huyện Krông Ana, Đắk Lắk làm ăn. Hai vợ chồng cố gắng lao động nhưng nhà đông con nên kinh tế không mấy khá giả, vẫn hụt bữa trước, thiếu bữa sau.
09:16 | 10-11-2015 | Xã hội
Với người xuôi, rằm tháng 7 là lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, hay là ngày xá tội vong nhân, những ngày này, người ta làm cỗ cúng gia tiên hoặc ăn chay nhẹ. Còn với người Tày Nùng ở Cao Bằng, rằm tháng 7 là một trong hai cái Tết quan trọng nhất của năm, sau Tết Nguyên đán. Thế nên người Cao Bằng có câu “Tết tháng Giêng hẹn từ tháng 7” và tết tháng 7 người Cao Bằng cũng hẹn từ tháng Giêng.
09:27 | 28-08-2015 | Văn hóa