Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đến từ tỉnh Đắk Lắk đã tái hiện trích đoạn Lễ cúng ché độc đáo của dân tộc mình.
07:00 | 17-04-2023 | 54 dân tộc Việt Nam
Đối với đồng bào các dân tộc M'nông, Mạ, Ê đê... nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, dệt thổ cẩm là một nghề thủ công truyền thống và luôn gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt trở thành nét tinh hoa đặc sắc. Bằng tình yêu, tâm huyết với nghề, nhiều nghệ nhân vẫn nỗ lực gìn giữ, duy trì và tìm đầu ra cho sản phẩm thổ cẩm.
07:30 | 19-01-2022 | 54 dân tộc Việt Nam
Trong dòng chảy nhộn nhịp của đô thị, buôn Akô Dhông ở phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) mang dáng dấp riêng với khung cảnh yên bình, thoáng đãng, vừa có nét cổ xưa, vừa có nét hiện đại. Nơi đây còn được ví như “vốn quý về mặt văn hóa” của tỉnh Đắk Lắk khi vẫn lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Ê-đê như nhà dài, bến nước, cồng chiêng, ẩm thực, thổ cẩm…
00:00 | 04-12-2021 | Du lịch
Đối với đồng bào ở buôn Ako Dhông, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), già Ama H’Loan (81 tuổi) không chỉ hiểu biết sâu rộng về văn hóa, biết dệt thổ cẩm mà còn có khả năng chế tác và sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ của dân tộc Ê-đê.
04:00 | 13-02-2021 | Văn hóa
Trăn trở khi thấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống có nguy cơ bị mai một, bà H’Yam Bkrông (sinh năm 1965), buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đã khởi xướng thành lập Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông. Đến nay, sau 17 năm thành lập và phát triển, hợp tác xã có đầu ra ổn định, giữ gìn được nghề truyền thống của dân tộc Êđê, giúp nâng cao đời sống hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ.
10:45 | 21-10-2020 | Văn hóa
Người Ê Đê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền trung Tây nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc Ê Đê đã phản ánh lên từ các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê Đê vẫn còn là một xã hội đang tồn tại những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta.
00:00 | 15-01-2020 | 54 dân tộc Việt Nam
Trong gần 10 năm đứng lớp, thầy Y Giêng luôn trăn trở làm sao để giúp đỡ và dạy học sinh người dân tộc thiểu số biết đọc, biết viết và giao tiếp thành thạo bằng tiếng Việt, từng bước giúp các em có nếp sống văn hóa, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu... góp phần xây dựng buôn làng ngày càng văn minh hơn.
09:25 | 19-11-2019 | Xã hội
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam diễn ra từ ngày 19 - 21/4/2019, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ể Đê đến từ tỉnh Đắk Lắk đã tái hiện Lễ cúng cây nêu cầu an - một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.
18:00 | 20-04-2019 | Văn hóa
Buôn Trấp thuộc thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) một thời nổi tiếng gần xa với nghề dệt chiếu của tộc người Ê-đê Bih. Tuy nhiên, hiện nay cả buôn chỉ còn một gia đình bám nghề.
17:04 | 26-02-2019 | 54 dân tộc Việt Nam
Phong tục kết nghĩa của người Ê-đê là một trong những phong tục độc đáo và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
08:00 | 30-09-2018 | 54 dân tộc Việt Nam
Nữ tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông - Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Tây Nguyên), người dân tộc Ê-đê, hiện sống tại buôn M’blot, xã Ea Bông, huyện Krông Na (Đắk Lắk) là người rất tâm huyết với công tác bảo tồn văn hóa Tây Nguyên.
07:49 | 16-06-2018 | Văn hóa
Một cô gái đã “nhắm” một chàng trai nào đó, sẽ nhờ ông mối đem chiếc vòng đồng sang nhà trai để hỏi chồng. Chàng trai thấy "ưng bụng" thì sờ tay vào chiếc vòng đồng ấy, rồi làm lễ nhận vòng. Khi đó họ có quyền tìm hiểu nhau trước khi đi đến hôn nhân…
06:00 | 22-09-2017 | 54 dân tộc Việt Nam
Đối với người Ê Đê, từ khi sinh ra đến khi trở thành chàng trai, thành người đàn ông biết gánh vác mọi công việc của buôn làng không thể bỏ qua lễ trưởng thành (Tiếng Ê Đê gọi là Mpú Tuh -kông). Việc cúng lễ được tổ chức nhiều lần và do cho mẹ đẻ sắm sửa mâm cỗ. Lễ trưởng thành quan trọng nhất là lễ lần cuối cùng, bởi sau lễ cúng này, chàng trai sẽ được công nhận là người trưởng thành.
06:00 | 11-09-2017 | 54 dân tộc Việt Nam
Vừa qua, tại Nhà văn hóa cộng đồng xã Ea Tul, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) đã diễn ra Ngày hội văn hóa dân gian và ẩm thực truyền thống dân tộc Ê-đê. Hàng trăm nghệ nhân người Ê-đê cùng đông đảo đồng bào các dân tộc đã tham dự.
15:01 | 30-04-2017 | Văn hóa
Ngày 19/4/2017, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô (Hà Hội) diễn ra các hoạt động trưng bày, triển lãm và trình diễn các nhạc cụ chế tác từ tre, nứa của đồng bào dân tộc Ê Đê.
16:29 | 19-04-2017 | Văn hóa
Đối với các gia đình Ê Đê, ngoài các bộ cồng chiêng, ché rượu… thì ghế K’pan cũng là một vật thiêng thể hiện sự sung túc giàu có của mỗi gia đình.
10:41 | 19-04-2017 | 54 dân tộc Việt Nam
Lễ kết nghĩa anh em được dân tộc Ê Đê và Tà Ôi trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang ý nghĩa tốt đẹp, mong muốn mọi người sống chan hòa thân thiết, gắn bó với nhau như anh em một nhà, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn để xây dựng buôn làng ngày càng no ấm, giàu đẹp.
08:34 | 08-04-2017 | 54 dân tộc Việt Nam
Ngày 26/3/2017, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội) đã phục dựng lễ kết nghĩa anh em của dân tộc Ê-đê ở Đắk Lắk và Tà Ôi ở Thừa Thiên - Huế. Đây là một nghi lễ truyền thống, phản ánh đậm nét cuộc sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Ê-đê và Tà Ôi.
15:40 | 31-03-2017 | Văn hóa
Dân tộc Ê-đê có gần 40 vạn người, sống tập trung chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk và một phần ở các huyện phía tây hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên. Người Ê-đê có các tên gọi khác là Ănăk Êđê, Rađê, Êđê – Egar, Đê. Người Ê-đê có tới 17 nhóm địa phương. Tiếng nói người Ê-đê thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo.
10:52 | 27-01-2015 | 54 dân tộc Việt Nam