Huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai từng được biết đến là thủ phủ hồ tiêu với diện tích, sản lượng hồ tiêu lớn nhất nhì Tây Nguyên. Một thời, hồ tiêu được ví như vàng đen vì mang lại lợi nhuận cao, hàng nghìn người dân được đổi đời. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, biến đổi khí hậu khiến diện tích lớn hồ tiêu bị thiệt hại nặng và điều này khiến nhiều gia đình khánh kiệt vì không còn đủ khả năng để trang trải nợ nần.
16:32 | 28-02-2022 | Kinh nghiệm làm ăn
Làng Kon Sơ Lăl, xã Hà Tây là địa phương vùng sâu, vùng xa của huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Nằm xa trung tâm hành chính, đường đi lại khó khăn nên làng Kon Sơ Lăl đã từng là địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự. Từ khi triển khai mô hình “Làng thanh niên không tội phạm và tệ nạn xã hội”, Kon Sơ Lăl đã thay đổi từng ngày. Thanh, thiếu niên trong làng trở thành lực lượng chủ lực trong nhiều phong trào xây dựng thôn, làng vững mạnh.
14:25 | 27-02-2022 | Xã hội
Xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai nằm giữa vùng đất đầy sỏi đá. Sau nhiều năm loay hoay tìm loại cây trồng thích ứng với vùng đất khô cằn đầy sỏi đá, nông dân xã Hbông đã "thuần được đất" bằng cây mía. Và cây mía đã làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất và đời sống của người dân nơi vùng đất khó.
16:12 | 09-01-2022 | Kinh nghiệm làm ăn
“Xuất phát điểm” với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng sau 25 năm hình thành và phát triển, huyện Chư Păh (Gia Lai) đang từng ngày thay đổi diện mạo. Bằng sự nỗ lực không ngừng, đoàn kết thống nhất một lòng giữa chính quyền và nhân dân, huyện Chư Păh tự tin vươn mình nơi cửa ngõ phía Bắc Gia Lai.
08:13 | 09-01-2022 | Xã hội
Từ khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đi vào cuộc sống, hàng nghìn người dân vùng đệm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk vốn trước đây sống phụ thuộc nhiều vào việc khai thác các sản vật từ rừng nay đã trở thành những “kiểm lâm” góp sức vào công cuộc quản lý, bảo vệ rừng của đơn vị này. Đổi lại, rừng cũng đã mang lại cho họ một thu nhập không nhỏ từ công việc giữ rừng để cải thiện cuộc sống.
09:00 | 21-12-2021 | Xã hội
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) trải rộng trên diện tích 413.512 ha, bao gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần diện tích của thị xã An Khê và 5 huyện (Đăk Đoa, Mang Yang, K'bang, Chư Păh, Đăk Pơ). Toàn khu dự trữ sinh quyển này được khoanh vùng thành ba khu chức năng gồm hai vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
07:46 | 15-12-2021 | Văn hóa
Cứ vào tháng 11 hàng năm, hoa dã quỳ bắt đầu bung nở trên các sườn đồi, khe suối Tây Nguyên. Tại Gia Lai, du khách có thể ngắm hoa dã quỳ trên đỉnh núi lửa Chư Đăng Ya, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh để cảm nhận không khí và vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên. Màu vàng rực rỡ của hoa dã quỳ hòa quyện với màu xanh của cây cỏ trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
09:46 | 10-11-2021 | Du lịch
Nằm cách trung tâm huyện Chư Sê (Gia Lai) khoảng 19 km, xã Ayun từng là một “An toàn khu”, vùng đất anh hùng trong kháng chiến. Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, đồng bào các dân tộc ở Ayun đã thay đổi nếp nghĩ cách làm, đời sống ngày càng được cải thiện...
00:00 | 04-09-2021 | Xã hội
Là địa phương có điều kiện thời tiết tự nhiên khắc nghiệt nhất tỉnh Gia Lai, thời gian qua, huyện Krông Pa đã đón nhận một đợt nắng nóng kéo dài gây thiệt hại lớn đến các diện tích cây trồng. Theo thống kê của địa phương, đợt nắng hạn năm nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơn 16.000 ha cây trồng vụ Mùa; trong đó hơn 12.000 ha chủ yếu là cây sắn (mỳ) và hoa màu hư hại lên đến 70%, ước thiệt hại hơn 120 tỷ đồng.
13:55 | 26-08-2021 | Xã hội
Sáng 25/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức công bố quyết định xã Chư Hreng (thành phố Kon Tum) đạt xã chuẩn nông thôn mới năm 2021. Đây là thành quả của 10 năm nỗ lực, phấn đấu của chính quyền và người dân Chư Hreng trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Chư Hreng là xã thứ 7 trong tổng số 11 xã của thành phố Kon Tum đạt chuẩn nông thôn mới.
12:00 | 25-08-2021 | Xã hội
Theo khảo sát, cây dược liệu cơ bản phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, do đó UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án được thực hiện tại 17 huyện, thị xã, thành phố; trong đó, đặc biệt ưu tiên phát triển tại các vùng có tiềm năng, lợi thế phát triển cây dược liệu như: huyện Kbang, Đắk Đoa, Mang Yang, An Khê, Chư Sê, Chư Pưh, Krông Pa, Ia Pa với nguồn vốn 5.200 tỷ đồng.
13:36 | 23-08-2021 | Kinh nghiệm làm ăn
Xã Ayun chỉ cách trung tâm huyện Chư Sê chừng 19 km nhưng là xã đặc biệt khó khăn tỉnh Gia Lai. Ayun còn là vùng căn cứ cách mạng, dân số hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số Bahnar, Jrai. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của Ayun chiếm hơn 75%, đến cuối năm 2020 chỉ còn hơn 13%. Để giúp người dân Ayun thoát nghèo bền vững, các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai đã triển khai đầu tư nhiều công trình nâng cấp cư sở vật chất, các dự án hỗ trợ sản xuất với mong muốn giúp đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự lực vươn lên trong cuộc sống như cách Ayun anh hùng chống giặc ngày xưa.
07:29 | 07-08-2021 | Xã hội
Kbang là địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh Gia Lai với hơn 120.000 ha. Đặc biệt, với sự góp mặt của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện Kbang được xem là vùng trọng điểm về trữ lượng cũng như chủng loại gỗ rừng quý hiếm. Điều này khiến rừng Kbang lâu nay trở thành mục tiêu của các đối tượng “lâm tặc”.
08:15 | 08-07-2021 | Xã hội
Sáng 26/6, UBND huyện Chư Prông (Gia Lai) đã có văn bản số 1178 về việc voi rừng hoang dã xuất hiện tại khu vực suối Mỹ, xã Ia Ga. Theo đó, để đảm bảo an toàn cho người dân, UBND huyện Chư Prông yêu cầu các đơn vị liên quan, UBND các xã Ia Ga, Ia Pia, Ia Púch, Ia Mơ, Ia Piơr, Ia Lâu tăng cường công tác tuần tra, đẩy đuổi, nắm bắt thông tin hoạt động của voi rừng tự nhiên, tránh để voi vào sâu trong khu vực nương rẫy và khu vực sinh sống của người dân làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất và tính mạng của nhân dân.
13:05 | 26-06-2021 | Xã hội
Sau thời gian cây hồ tiêu “gieo vị đắng” cho người nông dân bởi giá giảm sâu, đầu năm 2021, giá hồ tiêu có dấu hiệu khởi sắc khi đạt mức 70 nghìn đồng/kg và duy trì tương đối ổn định. Vì thế, nhiều nông dân tại Gia Lai đã và đang bắt đầu trồng mới hồ tiêu. Tuy nhiên, người dân cần cẩn trọng, tránh đi vào vết xe đổ “được giá thì đầu tư mạnh, trồng ồ ạt, khi rớt giá rơi vào cảnh trắng tay, phá sản”.
13:34 | 23-06-2021 | Xã hội
Từng là “vùng trũng” về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bốn làng Pông, Trớ, Hek, Kinh Pêng (gọi chung là 4 làng đồn) thuộc xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (Gia Lai) đang đổi thay từng ngày nhờ triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước.
08:04 | 22-06-2021 | Xã hội
UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án được thực hiện tại 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn; trong đó đặc biệt, ưu tiên phát triển tại các vùng có tiềm năng, lợi thế phát triển cây dược liệu như huyện Kbang, Đăk Đoa, Mang Yang, An Khê, Chư Sê, Chư Pưh, Krông Pa, Ia Pa với nguồn vốn 5.200 tỷ đồng.
17:10 | 16-06-2021 | Kinh nghiệm làm ăn
Ngày 4/6, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị đã có quyết định truy tố 2 bị can nguyên là Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Púch gồm: Nguyễn Thị Hương (62 tuổi, trú tại phường Tây Sơn, thành phố Pleiku) và Phan Quốc Huy (34 tuổi, trú tại phường Yên Thế, thành phố Pleiku) về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại khoản 2 Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009; truy tố bị can Trần Quang Trung (37 tuổi, trú tại thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) - nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Mơr về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cả 3 bị can trên đều được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
12:00 | 04-06-2021 | Xã hội
Là một trong hai công trình đại thủy nông của khu vực Tây Nguyên, công trình thủy lợi Ia Mơr nằm trên địa bàn huyện Chư Prông (Gia Lai) được phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2005, với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8. Dự án khi hoàn thành được kỳ vọng giúp đảm bảo an ninh quốc phòng trên vùng biên giới; di dân, tái định cư; tưới tiêu cho khoảng 14.000 ha đất nông nghiệp.
08:38 | 29-05-2021 | Xã hội
Nghi thức đón chư thiên trong Tết cổ truyền Vào năm mới của đồng bào Khmer Nam Bộ tại chùa Dơi (Sóc Trăng).
00:00 | 29-05-2021 | 54 dân tộc Việt Nam