Để việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử đạt hiệu quả cao không thể tách rời các hoạt động quảng bá, giáo dục truyền thống gắn với phát triển du lịch, đưa du khách về thăm những địa danh lịch sử, tìm hiểu giá trị của từng di tích. Đây cũng chính là loại hình du lịch được nhiều địa phương coi trọng phát triển bằng nhiều biện pháp đồng bộ, hợp lý.
17:10 | 03-05-2020 | Nhịp sống phương Nam
Trải qua các giai đoạn lịch sử hào hùng, vùng đất Nam Bộ hôm nay còn lưu giữ hệ thống các di tích khắc ghi tinh thần yêu nước của các thế hệ cha ông đã có công khai mở, gìn giữ, chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nam Bộ thành đồng là nơi diễn ra nhiều chiến công vang dội góp phần làm nên thắng lợi, thống nhất non sông.
16:39 | 02-05-2020 | Nhịp sống phương Nam
Chiến tranh kết thúc, non sông liền một dải, cùng với nhiều địa phương ngoại thành của Thành phố mang tên Bác, người dân vùng căn cứ kháng chiến năm xưa như Tân Nhựt, Vĩnh Lộc A, Bình Lợi (huyện Bình Chánh) lại nỗ lực vượt khó, bền bỉ vươn lên, xây dựng nông thôn mới trên quê hương.
16:39 | 01-05-2020 | Trang Thành phố Hồ Chí Minh
Khu vực Bà Quẹo gồm ấp Tân Kỳ, Tân Phú, Tân Hương và Tân Thái Sơn là một trong 5 điểm khởi nghĩa của Thành đoàn Sài Gòn–Gia Định trong những ngày cuối tháng 4/1975, với lực lượng nòng cốt là thanh niên công nhân lao động và học sinh Công giáo. Đặc biệt, tại Nhà thờ Nhơn Hòa - Tân Kỳ (nay là Giáo xứ Nhơn Hòa, số 45 đường Hồ Đắc Di, phường Tân Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những điểm cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đầu tiên ở khu vực Sài Gòn – Gia Định.
16:31 | 30-04-2020 | Trang Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trên địa bàn huyện Bình Chánh, với vị trí “đắc địa” - giáp căn cứ Vườn Thơm và căn cứ địa cách mạng Củ Chi, từng hứng chịu nhiều mưa bom, bão đạn, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Vĩnh Lộc (nay là xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B) được mệnh danh là “vành đai lửa” ở vùng ven thành phố. Đặc biệt, trên mảnh đất này còn ghi dấu sự cống hiến và hy sinh dũng cảm của những cô gái Sài Gòn tuổi mười tám, đôi mươi đi tải đạn, đưa thương binh về hậu cứ điều trị.
16:20 | 30-04-2020 | Trang Thành phố Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020), sáng 30/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng đoàn công tác đã đến thăm các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
13:31 | 30-04-2020 | Xã hội
Sáng 30/4, tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị, đã long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" năm 2020, nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 48 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2020).
09:32 | 30-04-2020 | Xã hội
Xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, có vị trí địa lý hết sức đặc biệt, nằm sâu trong vùng Đồng Tháp Mười, nơi tiếp giáp giữa huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp). Tại đây, hai xã Mỹ Trung (huyện Cái Bè) và Phú Điền (huyện Tháp Mười) chỉ cách nhau bởi một con kênh Bằng Lăng quanh năm chở nặng phù sa, vun bồi cho những cánh đồng lúa trải một màu xanh ngút mắt.
09:02 | 30-04-2020 | Xã hội
Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi tìm về huyện Chợ Mới – một huyện cù lao của tỉnh An Giang, nơi đầu tiên treo lá cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chào mừng sự ra đời chi bộ Đảng đầu tiên ở An Giang vào tháng 4 năm 1930, cũng là nơi cuối cùng của tỉnh An Giang nói riêng, miền Nam nói chung, được giải phóng vào ngày 6/5/1975 để thấy sự đổi thay của vùng đất này sau 45 năm giải phóng.
08:28 | 30-04-2020 | Xã hội
Nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Khối lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định giới thiệu chương trình du lịch “Theo dấu chân biệt động Sài Gòn” đến du khách trong và ngoài nước tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/4.
20:21 | 29-04-2020 | Nhịp sống phương Nam
Cuối năm 1974, đầu năm 1975, tin chiến thắng của quân giải phóng bay về dồn dập khiến phong trào đấu tranh trong nội thành Sài Gòn cũng dấy lên mạnh mẽ. Được sự chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Thành đoàn khẩn trương và bí mật triển khai lực lượng phụ trách 5 điểm khởi nghĩa gồm: Ngã Bảy - Bàn Cờ - Vườn Chuối, Cầu Kiệu - Phú Nhuận, Cầu Bông - Bà Chiểu, Xóm Chiếu - Khánh Hội và khu vực Tân Phú - Tân Sơn - Bà Quẹo để nổi dậy giành chính quyền tại các khu vực nội thành trước khi chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
17:08 | 29-04-2020 | Trang Thành phố Hồ Chí Minh
Với việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Phái đoàn quân sự của ta tại Trại Davis hoàn thành nhiệm vụ và chấm dứt hoạt động. Đã 45 năm trôi qua, những ký ức của cán bộ, chiến sĩ ta trong lòng địch vẫn lưu mãi. Trại Davis đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, như một sự khẳng định về vai trò của quân ta trong Cách mạng. Những người từng tham gia Phái đoàn đang mong ngóng từng ngày Trại Davis được phục dựng lại, như một minh chứng hào hùng của cuộc đấu tranh cách mạng giữa lòng địch, với nhiều cam go, gian khổ nhưng kiên cường bất khuất của những người chiến sĩ cách mạng.
16:11 | 29-04-2020 | Nhịp sống phương Nam
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Bình Chánh - vùng đất cửa ngõ phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay từng là căn cứ cách mạng vững chắc. Xuất phát từ đây, quân và dân ta đã tổ chức nhiều trận đánh “thọc sâu”vào cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn, góp phần đi đến thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 4/1975.
16:05 | 29-04-2020 | Trang Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà báo - Nghệ sỹ nhiếp ảnh Đinh Quang Thành nguyên là phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), một trong số những nhà báo được phân công tham gia “Tổ mũi nhọn” theo bộ đội vào Giải phóng Sài Gòn tháng 4/1975. Ở tuổi 85, cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và minh mẫn lắm, mái tóc bạc trắng, gương mặt hồng hào, giọng nói sang sảng... Qua lời kể của ông, câu chuyện lịch sử cách đây 45 năm mà ông trực tiếp tham gia hiện lên một cách sống động, đầy cảm xúc. Đối với ông, đó là những năm tháng không thể nào quên.
09:12 | 29-04-2020 | Xã hội
Trên đà chiến thắng giòn giã khắp chiến trường miền Nam, trong tháng 2-3/1975, quân và dân tỉnh Cà Mau đã chiến thắng nhiều trận đánh quan trọng. Từ đó, vùng giải phóng được mở rộng, tạo thế liên hoàn giữa các huyện, hình thành thế bao vây cô lập địch ở thị xã Cà Mau và các chi khu, phân chi khu, làm tiền đề cho lãnh đạo tỉnh chủ trương phát triển lực lượng lớn mạnh vượt bậc, toàn diện, tiến tới tự lực giải phóng thị xã Cà Mau.
15:15 | 28-04-2020 | Xã hội
Từ ngày 28/1/1973 đến ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, tại Trại Davis (Trại Đa-vít) trong sân bay Tân Sơn Nhất, nơi đặt trụ sở của phái đoàn liên hợp quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đoàn A) và chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (đoàn B), gần một nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ ta đã trải qua 823 ngày đêm dũng cảm, mưu trí, kiên cường đấu tranh với kẻ thù để thực thi hiệp định Paris ngay giữa trung tâm đầu não của Việt Nam Cộng hòa.
11:33 | 28-04-2020 | Nhịp sống phương Nam
Tháng 10/1960, Thông tấn xã Giải phóng chính thức ra đời, với lực lượng nòng cốt là các cán bộ của Việt Nam Thông tấn xã từ miền Bắc vào tác nghiệp tại chiến trường miền Trung và miền Nam. Trong suốt quá trình 15 năm hoạt động dưới bom đạn kẻ thù (1960-1975), Thông tấn xã Giải phóng đã thực hiện và hoàn thành “sứ mệnh” thông tin chuẩn xác, kịp thời về cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. TTXVN trân trọng giới thiệu hai bài viết về các cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung Bộ, những nhân chứng lịch sử đồng hành cùng Đoàn quân Giải phóng trên khắp mặt trận miền Trung – Tây Nguyên.
07:24 | 26-04-2020 | Xã hội
Cách đây đúng 45 năm, lực lượng phóng viên tin, ảnh của Việt Nam Thông tấn xã và Thông tấn xã Giải phóng đã ở trên tuyến đầu của công tác thông tin, góp phần phản ánh một trong những chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài 3 trong loạt bài viết về những ký ức, đóng góp của đội ngũ phóng viên TTXVN, nhất là Thông tấn xã Giải phóng những ngày tháng lịch sử của đất nước cách đây 45 năm.
09:15 | 25-04-2020 | Xã hội
Cách đây đúng 45 năm, lực lượng phóng viên tin, ảnh của Việt Nam Thông tấn xã và Thông tấn xã Giải phóng đã ở trên tuyến đầu của công tác thông tin, góp phần phản ánh một trong những chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài 2 trong loạt bài viết về những ký ức, đóng góp của đội ngũ phóng viên TTXVN, nhất là Thông tấn xã Giải phóng những ngày tháng lịch sử của đất nước cách đây 45 năm.
14:10 | 24-04-2020 | Xã hội
Thành lập đến nay đã 75 năm, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) là cơ quan thông tin chiến lược, tin cậy của Đảng, Nhà nước, là Hãng thông tấn Quốc gia mạnh trong khu vực. Đã có lớp lớp phóng viên TTXVN có mặt trên mọi miền đất nước, mọi thời kỳ cách mạng nhưng GP10 là lớp phóng viên đặc biệt - "Phóng viên chiến trường", xứng đáng là một danh hiệu, góp phần làm rạng danh lịch sử vẻ vang của TTXVN (GP10: Giải Phóng - khóa 10). Đây là lớp phóng viên được đào tạo cho trận đánh cuối cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
08:10 | 24-04-2020 | Xã hội