Tác dụng của chuối hột rừng

Tác dụng của chuối hột rừng
Chuối hột rừng sau khi chín sẽ được lột vỏ để đem phơi
Chuối hột rừng sau khi chín sẽ được lột vỏ để đem phơi
Theo kinh nghiệm dân gian, toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể sử dụng để làm thuốc. Ở Tây Nguyên, người ta lại để nguyên cả quả, đem lột vỏ, phơi khô. Chuối hột rừng sau khi phơi khô có thể tán ra làm thuốc, nhưng thông thường được ngâm với rượu cao độ, cho ra một loại rượu có màu vàng, uống thơm và bổ dưỡng, trị đau lưng, nhức mỏi. Theo y học cổ truyền, trái chuối hột rừng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, viêm thận, huyết áp cao…

Tại Đắk Nông, chuối hột rừng mọc tự nhiên ở nhiều nơi, nhất là tại các xã vùng cao thuộc huyện Đắk Glong, Tuy Đức, Đắk R’lấp. Song, do nhu cầu lấy đất để canh tác của người dân, cũng như sau một thời gian khai thác để sử dụng, chuối hột rừng đã không còn nhiều như trước.
 
Phơi từ 4 – 5 nắng là có thể sử dụng
Phơi từ 4 – 5 nắng là có thể sử dụng
Chị Hoàng Thị Nhậy, bon PhiLơTe 1, xã Đắk Ngo (Tuy Đức) cho biết: Những lúc không làm nương rẫy, người dân chúng tôi thường đi tìm chuối hột rừng mang về bán. Để kiếm được chuối, phải đi lên tận các vùng núi cao, mỗi ngày kiếm được từ 1- 2 tạ chuối xanh, bán cũng được khoảng 200.000 – 300.000 đồng.

Hiện nay, trong bon của chị Nhậy cũng có khoảng vài điểm thu mua chuối hột rừng để bán đi các cửa hàng trên thị xã Gia Nghĩa, thành phố Hồ Chí Minh với giá khoảng 30.000 – 50.000 đồng/kg chuối hột đã phơi khô.

Bên cạnh đọt mây, lá bép với rượu cần, nhiều người có dịp đến Đắk Nông cũng thường mua ít chuối hột rừng để mang về nhà, xem như một đặc sản núi rừng để tặng người thân, bạn bè.
Báo Đắk Nông

Có thể bạn quan tâm