Sức hút từ Măng Đen

Nhà rông truyền thống của đồng bào dân tộc nằm ẩn mình giữa khu rừng nguyên sinh thuộc xã Đắk Long. Ảnh: Văn Phương
Nhà rông truyền thống của đồng bào dân tộc nằm ẩn mình giữa khu rừng nguyên sinh thuộc xã Đắk Long. Ảnh: Văn Phương
Măng Đen thuộc xã Đắk Long, huyện Kon Plông (Kon Tum) có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế, đặc biệt là vị trí trung chuyển của các tỉnh Duyên Hải miền Trung trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y. 
Măng Đen nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.500 m so với mực nước biển, khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, rừng nguyên sinh bao bọc, độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên. Ảnh: Văn Phương
Măng Đen nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.500 m so với mực nước biển, khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, rừng nguyên sinh bao bọc, độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên. Ảnh: Văn Phương

Thông qua cửa khẩu này, khách du lịch có thể tới Khu du lịch sinh thái Măng Đen, đến các khu du lịch tại Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam và du lịch qua các tỉnh Nam Lào, Đông - Bắc Campuchia, Đông - Bắc Thái Lan...

Không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho người sản xuất, trồng dâu tây áp dụng công nghệ cao còn gắn với phát triển du lịch của vùng kinh tế động lực Khu du lịch sinh thái Măng Đen. Ảnh: Văn Phương
Không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho người sản xuất, trồng dâu tây áp dụng công nghệ cao còn gắn với phát triển du lịch của vùng kinh tế động lực Khu du lịch sinh thái Măng Đen. Ảnh: Văn Phương

Măng Đen nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.500 m so với mực nước biển, có khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ; nhiệt độ trung bình hàng năm giao động từ 16o - 20o C, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh với nhiều danh lam thắng cảnh, độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên; có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa độc đáo; đây là tiềm năng thuận lợi để phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cấp quốc gia; có nhiều hệ động vật, thực vật quý hiếm sinh sống; nhiều hồ thác như: Đăk Ke, Pa Sỹ, Lô Ba, Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô… thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học…

Huyện Kon Plông chủ trương mở rộng diện tích rau, củ, quả xứ lạnh để tiếp tục kêu gọi đầu tư vào Khu du lịch sinh thái Măng Đen. Ảnh: Văn Phương
Huyện Kon Plông chủ trương mở rộng diện tích rau, củ, quả xứ lạnh để tiếp tục kêu gọi đầu tư vào Khu du lịch sinh thái Măng Đen. Ảnh: Văn Phương

Với những tiềm năng về tự nhiên, lịch sử, văn hóa và vị trí quan trọng, ngày 05/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 298/ QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông đến năm 2030. Đây vừa là vùng bảo tồn sinh thái, rừng quốc gia vừa là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh thái và đã được tỉnh Kon Tum xây dựng là một trong 3 vùng trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh.

Nhiều doanh nghiệp ở Măng Đen đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra được những sản phẩm có giá trị, đồng thời giải quyết việc làm cho đồng bào. Trong ảnh: Đồng bào dân tộc ứng dụng công nghệ cao vào trồng dưa chuột. Ảnh: Văn Phương
Nhiều doanh nghiệp ở Măng Đen đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra được những sản phẩm có giá trị, đồng thời giải quyết việc làm cho đồng bào. Trong ảnh: Đồng bào dân tộc ứng dụng công nghệ cao vào trồng dưa chuột. Ảnh: Văn Phương

Ngoài tiềm năng du lịch, huyện còn có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Để phát triển tiềm năng đó, tỉnh đã có Quyết định số 1372/ QĐ-UBND, ngày 22/12/2011 phê duyệt quy hoạch phát triển rau, hoa, quả và các loại cây trồng khác gắn với du lịch sinh thái huyện Kon Plông với diện tích 1.392 ha và tiếp tục mở rộng quy hoạch phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao Măng Đen với diện tích hơn 10.000 ha. Đặc biệt, Kon Tum cũng đã xây dựng đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, trong đó vùng trọng điểm chính là huyện Kon Plông.

Ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi dê nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao ở Măng Đen. Ảnh: Văn Phương
Ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi dê nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao ở Măng Đen. Ảnh: Văn Phương

Để sức hút Măng Đen mạnh mẽ hơn, chính quyền huyện Kon Plông đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm quảng bá hình ảnh cũng như tiềm năng, lợi thế của Măng Đen. Những động thái tích cực ấy đã và đang mang lại hiệu quả. Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Kon Plông, đến nay toàn huyện đã thu hút được trên 80 dự án, trong đó có các dự án lớn đang được triển khai như dự án quản lý, bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch và nhân giống, trồng, phát triển cây dược liệu kết hợp chăn nuôi dê sữa công nghệ cao của Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Măng Đen; Dự án nông trại hữu cơ của Công ty TNHH Kon Tum Bellest liên doanh với Hàn Quốc; dự án nông nghiệp công nghệ cao của Công ty TNHH Kon Plong AG R I -T O U R I S M liên doanh với Úc…

Nhà rông truyền thống của đồng bào dân tộc nằm ẩn mình giữa khu rừng nguyên sinh thuộc xã Đắk Long. Ảnh: Văn Phương
Nhà rông truyền thống của đồng bào dân tộc nằm ẩn mình giữa khu rừng nguyên sinh thuộc xã Đắk Long. Ảnh: Văn Phương

Thiên nhiên ưu đãi, vị trí thuận lợi… đã và đang tạo cho Măng Đen một sức hút. Chính quyền huyện Kon Plông cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư đến Măng Đen đầu tư.
Văn Phương
(DTMN)

Có thể bạn quan tâm