Sử dụng phân bón trong mùa mưa

Sử dụng phân bón trong mùa mưa
Nông dân huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, chăm sóc lúa hè thu. Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN
Nông dân huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, chăm sóc lúa hè thu.
Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN

Mùa mưa, khó khăn và hướng giải quyết

Mùa mưa, trời thường âm u, nhiều mây, thời gian chiếu sáng cũng như cường độ ánh sáng mặt trời thấp hơn mùa khô, điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng quang hợp làm cho cây trồng giảm sút về mặt sinh trưởng, thân lá bé hơn nên năng suất vụ HT và TĐ luôn thấp hơn vụ ĐX, vụ có thời gian chiếu sáng dài hơn, cường độ bức xạ cao hơn, chất lượng ánh sáng tốt hơn.

Do sinh trưởng mạnh hơn nên cây trồng vụ ĐX cũng cần nhiều dinh dưỡng hơn vụ HT và TĐ. Vì thế lượng phân bón cũng phải điều chỉnh theo xu hướng thấp hơn. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì lượng dưỡng chất cần bổ sung cho đất sẽ bằng với lượng cây đã sử dụng.

Việc đưa vào đất lượng phân mà cây không hấp thu ngoài làm lãng phí tiền bạc còn có thể gây ngộ độc thừa cho cây và ô nhiễm môi trường.

Một vấn đề khác, thời tiết mùa mưa liên tục xảy ra giông, sấm sét nên sẽ có một lượng đạm không nhỏ được hình thành từ Nitơ, không khí rơi xuống đồng ruộng, bởi vậy yếu tố cần điều chỉnh đầu tiên là phân đạm.

Ngoài vấn đề về ánh sáng, quang hợp thì việc đất ẩm ướt dẫn đến đất bị bão hòa nước, lượng oxy trong đất thấp làm hệ rễ của cây phát triển kém, rễ non dễ bị rụng cũng làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng.

Phân sau khi được bón vào đất thường không tan ngay mà cần một thời gian nhất định, sẽ bị thất thoát do rửa trôi nhiều nếu gặp mưa lớn tràn bờ; do đó trong mùa này nông dân cần chú ý thời tiết trước khi bón, nên bón vào buổi sáng để tránh mưa vào buổi chiều.

Để hạn chế thất thoát qua rửa trôi thì phương pháp bón đóng phần rất quan trọng. Đối với lúa, mực nước khi bón phân nên để nước xăm xắp mặt ruộng khoảng 2 cm, tạo điều kiện hòa tan phân nhanh chóng, dễ dàng để hấp thu vào trong đất, cây trồng sẽ sử dụng từ từ.

Với cây ăn trái có thể đào rãnh xung quanh gốc cây và lấp đất lại sau khi bón phân vào rãnh. Bên cạnh đó, chia phân làm các lượng nhỏ để bổ sung vào nhiều thời điểm cũng phần nào giảm bớt rửa trôi so với việc sử dụng lượng lớn một lúc.

Đi kèm với mưa luôn sẽ có gió, tác nhân chính gây nên đổ ngã cây. Nếu như với gió gây ra bởi bão hay lốc xoáy với sức gió mạnh hầu như bất khả kháng thì với những cơn gió bình thường đi kèm với mưa thì người nông dân hoàn toàn có thể chủ động để giảm tác động đến cây lúa.

Sử dụng giống ngắn ngày và chiều cao cây thấp là ưu tiên hàng đầu để tránh bão, thu hoạch trước khi thời điểm hay có bão đến, và giảm ảnh hưởng của gió. Bón phân phù hợp cũng đem lại những hiệu quả nhất định, cần giảm lượng đạm để cây trồng không phát triển chiều cao cây quá mức và tăng cường kali để chắc cây, phát triển rễ, bám chắc vào đất.

Phân bón Bình Điền - tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn

Do năng suất vụ lúa mùa mưa không cao nên lợi nhuận của người nông dân trồng lúa sẽ bị giảm sút so với vụ ĐX, bởi vậy họ chỉ có thể tăng lợi nhuận nếu biết tiết kiệm chi phí sản xuất mà đặc biệt là chi phí cho phân bón, khoản chi phí đầu tư lớn mà hoàn toàn có thể giảm bớt được.

Trong vài năm trở lại đây, Cty CP Phân bón Bình Điền đã ứng dụng 2 hoạt chất agrotain và avail phối trộn vào trong sản phẩm của mình. Đây là 2 hợp chất được nghiên cứu và phát triển bởi Hoa Kỳ nhằm tránh thất thoát đối với phân đạm và phân lân hiện được Bình Điền độc quyền sử dụng ở Việt Nam.

Đối với nông dân nói chung và người trồng lúa nói riêng chắc không ai còn xa lạ với sản phẩm phân đạm vàng 46A+ chứa agrotain và phân Lân 46P+ chứa avail nhãn hiệu Đầu Trâu của Bình Điền.

Vừa mới đây Bình Điền đã cho ra thị trường bộ sản phẩm AA chứa cả hai hoạt chất trên với các sản phẩm: Đầu Trâu 215 (20-20-15 mới), Đầu Trâu TE 215 (20-20-15+TE mới), Đầu Trâu TE A1 (chuyên bón thúc lúa nhỏ) và Đầu Trâu TE A2 (chuyên bón thúc lúa đòng). Đây là bộ sản phẩm mới, hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả cao mà vẫn tiết kiệm 25-30% so với các loại phân bón thông thường.
Theo nongnghiep.vn

Có thể bạn quan tâm