Sơn Tra - Cây xóa nghèo ở vùng cao Yên Bái

Sơn Tra không chỉ là vị thuốc quý mà giờ đã trở thành cây chủ lực trong trồng rừng ở vùng cao Yên Bái.
Son Tra - Cay xoa ngheo o vung cao Yen Bai hinh anh 1
Sơn Tra hiện không chỉ là vị thuốc quý mà đã trở thành cây chủ lực trong trồng rừng ở vùng cao Yên Bái Sơn Tra.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái, toàn tỉnh hiện có 6.100 ha sơn tra, tập trung tại các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và một phần của huyện Văn Chấn. Sơn tra không chỉ là vị thuốc quý mà giờ đã trở thành cây chủ lực trong trồng rừng ở vùng cao Yên Bái.

Son Tra - Cay xoa ngheo o vung cao Yen Bai hinh anh 2
Với nhiều hộ đồng bào Mông ở thôn Suối Giao, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, cây sơn tra vừa bảo vệ rừng, giữ đất, vừa giúp xóa nghèo.

Đối với nhiều hộ đồng bào Mông ở thôn Suối Giao, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, cây sơn tra vừa bảo vệ rừng, giữ đất, vừa giúp xóa nghèo. Toàn thôn hiện có trên 100 ha cây sơn tra, trong đó có 50 ha đang thu hoạch cho năng suất trung bình 2 tấn/ ha.

Son Tra - Cay xoa ngheo o vung cao Yen Bai hinh anh 3
Với giá bán 20.000 đồng/kg, đồng bào thu về khoảng 40 triệu đồng/ha. Trong ảnh: Phân loại quả sơn tra trước khi bán ra thị trường.

Với giá bán 20.000 đồng/kg, đồng bào thu về khoảng 40 triệu đồng/ha. Trước hiệu quả kinh tế của cây sơn tra, ngành nông nghiệp Yên Bái đã xây dựng Đề án phát triển cây sơn tra tại hai huyện: Mù Cang Chải và Trạm Tấu trong giai đoạn 2016 - 2020, với mục tiêu diện tích cây sơn tra toàn tỉnh đạt 10.000 ha, sản lượng đạt 7.500 tấn.
Đinh Đức Tưởng

Tin liên quan

Lợi ích kép từ trồng Sơn Tra ở vùng cao Yên Bái

Năm 2020, huyện vùng cao Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái được giao kế hoạch trồng mới 240 ha rừng, cơ cấu cây giống chủ yếu là Sơn Tra và Pơ Mu. Tranh thủ điều kiện thuận lợi, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu đã chỉ đạo người dân các thôn, bản khẩn trương triển khai việc trồng rừng. Đến thời điểm này, toàn huyện đã có gần 317 ha được trồng xong đưa số diện tích rừng trồng vượt kế hoạch gần 77 ha.



Đề xuất