Sơn La hỗ trợ gạo giúp người dân vùng cao yên tâm bảo vệ rừng

Từ năm 2009, các chương trình hỗ trợ gạo cho hộ nghèo để chăm sóc, bảo vệ rừng và trồng rừng thay thế nương rẫy triển khai tại tỉnh Sơn La đã mang lại những kết quả tích cực, vừa nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển rừng vừa giúp hàng nghìn hộ dân ở vùng cao có thêm sinh kế. Hiện nay, người dân vùng cao, biên giới tại Sơn La mong muốn chương trình này tiếp tục được triển khai để họ có thêm động lực yên tâm gắn bó với rừng.

Son La ho tro gao giup nguoi dan vung cao yen tam bao ve rung hinh anh 1Một cánh rừng được bảo vệ tốt tại huyện Sốp Cộp nhờ chủ trương hỗ trợ gạo cho người dân. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Khu rừng trồng bạch đàn do các hộ dân ở bản Nà Dòn, xã Mường Cai, huyện Sông Mã chăm sóc có diện tích hơn 5 ha. Người dân trồng rừng từ năm 2009 theo chương trình trồng rừng thay thế có hỗ trợ gạo. Từ khi quy hoạch sang rừng sản xuất và được phép khai thác, người dân nơi đây rất phấn khởi với thành quả do mình làm ra. Bởi rừng trồng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn giúp phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Trước đây, khi cán bộ kiểm lâm xuống bản Nà Dòn vận động người dân trồng rừng thay thế nương rẫy, người dân còn nghi ngại. Phần vì sợ cái đói giáp hạt, không có lương thực thay thế, phần vì không biết bao giờ mới có thu nhập từ sản phẩm rừng. Đến nay, người dân nhận ra hiệu quả từ việc trồng rừng.

Son La ho tro gao giup nguoi dan vung cao yen tam bao ve rung hinh anh 2Khu vực rừng trồng theo chương trình hỗ trợ gạo của người dân tại bản Nà Dòn, xã Mường Cai, huyện Sông Mã chuẩn bị được khai thác. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Ông Quàng Văn Nhay, người dân bản Nà Dòn chia sẻ, chuyển từ làm nương rẫy sang trồng rừng, bà con cũng lo lắng vì sợ không có lương thực. Khi được Nhà nước cấp gạo hỗ trợ, gia đình đã bớt khó khăn và yên tâm tham gia trồng rừng. Thời gian tới, nếu Nhà nước tiếp tục có chính sách hỗ trợ lương thực để trồng cây, trồng rừng, gia đình ông và các hộ dân trong bản sẽ hưởng ứng.

Chương trình trồng rừng thay thế nương rẫy có hỗ trợ gạo theo Quyết định 661/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng triển khai tại 6 xã của huyện Sông Mã. Trong thời gian thực hiện, khoảng 250 hộ dân trên địa bàn tham gia và hơn 100 ha rừng được trồng.

Ông Vũ Văn Hải, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sông Mã cho biết, thời gian tới, đơn vị đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục thực hiện chương trình trồng rừng có hỗ trợ gạo để đảm bảo việc xóa đói giảm nghèo cho người dân, gắn với công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng tốt hơn.

Son La ho tro gao giup nguoi dan vung cao yen tam bao ve rung hinh anh 3Cán bộ kiểm lâm và người dân xã Mường Cai, huyện Sông Mã tham gia dọn thực bì cho khu rừng trồng. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN
Son La ho tro gao giup nguoi dan vung cao yen tam bao ve rung hinh anh 4Người dân xã Mường Cai, huyện Sông Mã tham gia dọn thực bì cho khu rừng trồng. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN
Son La ho tro gao giup nguoi dan vung cao yen tam bao ve rung hinh anh 5Cán bộ kiểm lâm và người dân kiểm tra hiện trạng rừng trồng tại xã Mường Cai, huyện Sông Mã. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Còn tại huyện vùng biên Sốp Cộp, hàng nghìn hộ dân đã được hưởng chính sách hỗ trợ gạo để trồng rừng. Từ khi nhận được gạo hỗ trợ của Chính phủ, người dân không phải lo đói, không còn tình trạng chặt phá rừng bừa bãi. Những cánh rừng biên giới dần hồi sinh, người dân nơi đây có thêm động lực vươn lên thoát nghèo.

Ông Tòng Văn Soạn, Bí thư Chi bộ bản Bánh Han, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp cho hay, trước đây khi chưa có chính sách hỗ trợ gạo, ý thức người dân còn hạn chế. Bà con vẫn chặt phá rừng, bán cây, gỗ để trang trải cuộc sống. Hiện nay, người dân đã nhận thức được việc chăm sóc, bảo vệ rừng vì vừa được hỗ trợ gạo vừa có thể khai thác rừng trồng khi đủ năm cho phép. Người dân mong muốn có thêm các chính sách như chương trình hỗ trợ gạo để bà con ổn định cuộc sống, yên tâm gắn bó với rừng.

Son La ho tro gao giup nguoi dan vung cao yen tam bao ve rung hinh anh 6Cán bộ kiểm lâm huyện Sốp Cộp tuyên truyền cho người dân về các chủ trương, chính sách hỗ trợ khi tham gia bảo vệ rừng. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Đến nay, trên địa bàn huyện biên giới Sốp Cộp có gần 6.000 nhân khẩu thuộc diện được hỗ trợ gạo thông qua Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 21/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc hỗ trợ lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La”. Từ chương trình hỗ trợ gạo cũng như số tiền dịch vụ môi trường rừng, người dân trên địa bàn đã khoanh nuôi khoảng 4.000 ha rừng, bảo vệ khoảng hơn 11.000 ha rừng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sốp Cộp Vũ Văn Quân cho biết, dự kiến giai đoạn 2021-2025 huyện sẽ trồng khoảng 1.600 ha rừng. Trong đó, dự kiến hỗ trợ khoảng 600 tấn gạo cho các hộ nghèo tham gia trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ, tiếp tục tạo việc làm, đảm bảo quốc phòng an ninh, góp phần xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho người dân.

Hữu Quyết

Tin liên quan

Tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp tại vùng cao Tu Mơ Rông

Ngày 25/3, Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây nhằm hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là hạt động nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập lực lượng Quản lý thị trường (3/7/1957 – 3/7/2022).


Bạc Liêu bảo vệ, phát triển rừng gắn với đảm bảo sinh kế cho người dân

Rừng phòng hộ ven biển Đông của tỉnh Bạc Liêu có chiều dài 56km, rộng 7.778 ha, gồm hai loại cây chủ yếu là mắm và đước. Diện tích không lớn nhưng rừng phòng hộ ven biển có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường, hạn chế tác động bất lợi của nước biển dâng cao làm sạt lở, đe dọa hệ sinh thái và đa dạng sinh học.


Tạo mô hình sinh kế để bảo vệ rừng bền vững

Phát triển các chuỗi giá trị các sản phẩm công nghiệp giá trị cao hay du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là giải pháp giúp bảo vệ rừng một cách bền vững. Đây là nội dung các ý kiến được đưa ra tại diễn đàn khuyến nông trực tuyến: Giải pháp phát triển sinh kế bền vững tại vùng đệm một số khu bảo tồn, vườn quốc gia, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 24/12.


Thái Nguyên nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng

Từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành lập biên bản xử lý 127 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng; trong đó xử lý hình sự 3 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 124 vụ, tịch thu hơn 170 mét khối gỗ các loại, thu nộp ngân sách hơn 1,2 tỷ đồng...


Thêm nguồn thu nhập cho người dân tham gia bảo vệ rừng ở Kon Tum

Để bảo vệ và phát triển rừng, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều dự án nhằm khuyến khích người dân chung tay cùng chính quyền giữ vững “lá phổi xanh” trên địa bàn; trong đó, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được tỉnh Kon Tum triển khai đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Nhiều hộ gia đình, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số đã tham gia bảo vệ, phát triển rừng và có thêm nguồn thu nhập bền vững từ rừng, từng bước nâng cao kinh tế, vươn lên thoát nghèo.


Lai Châu gắn bảo vệ rừng với tạo sinh kế cho người dân vùng cao

Nhờ đẩy mạnh bảo vệ, phát triển rừng đã giúp người dân vùng cao Lai Châu tạo sinh kế, có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Lai Châu là một tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc với địa hình đồi núi rộng, diện tích đất lâm nghiệp lớn, tạo điều kiện trong việc phát triển kinh tế đồi rừng cho người dân. Tỉnh hiện có hơn 520.000 ha đất lâm nghiệp; trong đó, diện tích đất rừng hiện có 470.000 ha, chiếm trên 90% tổng diện tích đất lâm nghiệp.


Hiệu quả mô hình “Hiệp đồng lực lượng” trong bảo vệ rừng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai hiệu quả mô hình “Hiệp đồng lực lượng” giữa cán bộ Kiểm lâm ở cơ sở và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, góp phần bảo vệ sự bình yên của những cánh rừng. Mô hình “Hiệp đồng lực lượng” phát huy những ưu điểm nổi bật trong bảo vệ rừng như: Giải bài toán về lực lượng bảo vệ rừng phân tán mỏng; tăng cường khả năng phối hợp tuần tra, trao đổi thông tin cũng như giám sát lẫn nhau để hạn chế tối đa những tiêu cực có khả năng xảy trong quá trình thực thi công vụ…


Tăng thu nhập từ nhận khoán bảo vệ rừng

Dưới những cánh rừng tràm phòng hộ huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, người dân nhận khoán bảo vệ rừng không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng, chống cháy rừng mà còn nỗ lực phát triển kinh tế hộ gia đình, thực hiện các mô hình để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.



Đề xuất