Sóc Trăng phát triển phong trào thể dục thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 27/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ bế mạc Giải Bi sắt cho đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022.

Soc Trang phat trien phong trao the duc the thao vung dong bao dan toc thieu so hinh anh 1Ban tổ chức trao giải cho các vận động viên đạt giải cao tại Giải bi sắt cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng năm 2022. Ảnh: Nhật Bình - TTXVN

Giải năm nay thu hút hơn 80 vận động viên của 7 Câu lạc bộ Bi sắt đến từ các huyện, thị xã, thành phố có phong trào phát triển mạnh. Các vận động viên tranh tài ở 4 nội dung: Đơn nam, đôi nam, bộ ba nam và bắn bi kỹ thuật nam theo thể thức loại trực tiếp để chọn những bi thủ xuất sắc tranh thứ hạng cao.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng Trần Minh Lý, Giải Bi sắt nhằm đẩy mạnh, phát triển phong trào tập luyện và thi đấu thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tăng cường tình đoàn kết gắn bó trong cộng đồng các dân tộc.

Giải còn góp phần thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc và trò chơi dân gian, theo định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Sau 3 ngày tranh tài thi đấu sôi nổi, ở nội dung đơn nam, Ban tổ chức trao hạng Nhất cho vận động viên Ngô Quang (thành phố Sóc Trăng). Nội dung đôi nam, hạng Nhất thuộc về cặp vận động viên Liêu So Ny – Trà Văn Minh (huyện Long Phú).

Nội dung bộ 3 nam, hạng Nhất được trao cho Đỗ Văn Thực – Trịnh Hùng – Trương Giỏi (huyện Kế Sách). Nội dung bắn bi kỹ thuật nam, Ban Tổ chức trao hạng Nhất cho vận động viên Giang Văn Long (huyện Long Phú).

Nhật Bình

Tin liên quan

Vĩnh Long: Quan tâm phát triển thể dục, thể thao vùng đồng bào Khmer

Tỉnh Vĩnh Long hiện có trên 22.600 người dân tộc Khmer sinh sống, tập trung chủ yếu ở thị xã Bình Minh và các huyện: Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm. Thời gian qua, các cấp, ngành đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện để người dân đồng bào Khmer được tập luyện, cũng như tham gia các ngày hội, giải đấu để rèn luyện sức khỏe, nâng cao năng lực, tinh thần thi đấu thể thao. Qua phong trào vừa cổ vũ, thúc đẩy tinh thần tập luyện của người dân, vừa góp phần giữ gìn các môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer, từ đó đóng góp chung vào thành tích thi đấu ở các bộ môn thể thao của địa phương.


Sóc Trăng phát triển thể dục thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tại tỉnh Sóc Trăng, số lượng người tham gia tập luyện thể dục, thể thao hàng năm tăng đáng kể. Cùng sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy và chính quyền, phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sóc Trăng tiếp tục có những chuyển biến tích cực, thu hút đông đảo người dân tham gia tập luyện. Nhiều địa phương trong tỉnh vẫn duy trì khá tốt các môn thể thao thế mạnh của mình như: thị xã Vĩnh Châu với môn bóng chuyền, đua thuyền rồng; huyện Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú, Trần Đề, thành phố Sóc Trăng… với các môn võ cổ truyền, bóng đá, cầu lông, quần vợt, thể dục dưỡng sinh, bóng bàn, bi sắt... Ở những địa bàn đông đồng bào dân tộc Khmer, các cấp, ngành cũng như địa phương đã quan tâm đầu tư sân bãi phục vụ nhu cầu tập luyện của nhân dân.



Đề xuất