Sóc Trăng phát triển kinh tế biển bền vững

Sóc Trăng phát triển kinh tế biển bền vững
Ngư dân Sóc Trăng được nhà nước hỗ trợ, đầu tư để có thể đánh bắt cá ở các ngư trường xa.
Ngư dân Sóc Trăng được nhà nước hỗ trợ, đầu tư để có thể đánh bắt cá ở các ngư trường xa.

Theo đó Sóc Trăng tiếp tục quy hoạch, x ây dựng các tuyến đường ven biển tạo điều kiện phát triển kinh tế kết hợp bảo đảm quốc phòng - an ninh và phòng, tránh thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. C ảng và tuyến luồng phát triển đồng bộ , gắn kết với giao thông đường biển, đường bộ, tạo thành mạng lưới hoàn chỉnh thông qua xã hội hoá và đa dạng hoá hình thức đầu tư. 

Lợi thế với bờ biển dài trên 70 km, có vùng bãi bồi rộng lớn và vùng sinh thái mặn lợ cả trăm ngàn ha, Sóc Trăng thuận lợi để p hát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. T ỉnh đã đầu tư xây dựng mô hình thí điểm thuỷ lợi cấp thoát nước riêng biệt vùng chuyên canh nuôi tôm khu vực huyện Trần Đề , Vĩnh Châu; k êu gọi đầu tư, nhất là vào lĩnh vực giống ; ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng khu sản xuất giống tập trung theo quy hoạch ; hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nhà máy phục vụ nuôi trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ, hải sản . Sóc Trăng còn t ổ chức lại sản xuất các vùng nuôi thuỷ sản, nhất là vùng nuôi tôm nước lợ, cá tra theo hướng tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản. 

Ngư dân Sóc Trăng thu hoạch cá. Ảnh: TTXVN
Ngư dân Sóc Trăng thu hoạch cá. Ảnh: TTXVN


Thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về hỗ trợ ngư dân đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu thuyền đánh bắt xa bờ, Sóc Trăng đã rà soát cơ cấu , đầu tư đóng mới, nâng cấp 19 phương tiện khai thác xa bờ. Cùng đó, giảm dần các ngư cụ và phương tiện khai thác gần bờ gây cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản ; góp phần bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản và đảm bảo an ninh, an toàn chủ quyền vùng biển… N hờ đó, kinh tế - xã hội vùng ven biển của Sóc Trăng ngày càng khởi sắc. Một số ngành, lĩnh vực phát triển tương đối nhanh, nhất là các ngành nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản, dịch vụ hậu cần nghề cá... 

Theo thống kê, Sóc Trăng hiện có hơn 20.000 cư dân ven biển tham gia đánh bắt xa bờ, gần bờ, ven bờ và khai thác đánh bắt nguồn lợi thủy sản tự nhiên dưới tán rừng. Dù nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên không còn dồi dào như trước đây nhưng vẫn đủ để cho người dân đảm bảo cuộc sống. Nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên của biển rất phong phú. Cùng đó, Sóc Trăng hiện có gần 6.000 ha rừng phòng hộ ven biển là nơi thủy hải sản tự nhiên tái tạo rất lớn để đảm bảo sinh kế cho hàng chục ngàn cư dân ven biển. Vùng ven biển Sóc Trăng còn có những bãi nghêu, sò và nhiều nguồn lợi ven biển khác như tôm, cua, cá kèo, cá khoai… theo mùa nên người dân ven biển Vĩnh Châu, Cù Lao Dung, Trần Đề vẫn khai thác để thu nguồn lợi lớn. 

Tuy nhiên, để đảm bảo sinh kế lâu dài, Sóc Trăng đã lập dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững với việc hình thành các nhóm đồng quản lý. Mục đích của dự án là giúp ngư dân vừa khai thác vừa đảm bảo nguồn lợi thủy sản tái sinh đồng thời bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển tốt hơn; tạo ý thức cho người dân hiểu hơn về nguồn lợi rừng, biển và cần phải chung tay bảo vệ. 

Phát triển kinh tế biển bền vững là mục tiêu của Sóc Trăng trong dài hạn. Ảnh: TTXVN
  Phát triển kinh tế biển bền vững là mục tiêu của Sóc Trăng trong dài hạn. Ảnh: TTXVN


Sóc Trăng có bãi bồi rộng trên 54.000 ha, ngoài lợi thế tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên, đánh bắt ven bờ còn có vùng sinh thái mặn lợ có lợi thế rất lớn để tạo ra vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chuyên canh. Chính vì thế mà lĩnh vực khai thác, nuôi trồng ven biển chiếm đến trên 50% GDP của Sóc Trăng và thủy sản là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế từ trước đến nay. Chính sách đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật vùng ven biển, hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, tạo sinh kế cho người dân ven biển đã góp phần đưa kinh tế biển địa phương tăng trưởng và phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm