Sóc Trăng nâng cao đời sống đồng bào Khmer

Sóc Trăng nâng cao đời sống đồng bào Khmer
Đua ghe ngo là hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Oóc Om Bóc truyền thống của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng, thường diễn ra vào các ngày 14 - 15/10 âm lịch hàng năm
Đua ghe ngo là hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Oóc Om Bóc truyền thống của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng, thường diễn ra vào các ngày 14 - 15/10 âm lịch hàng năm     
Hành tím đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Khmer vào mỗi dịp Tết Nguyên đán
Hành tím đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Khmer vào mỗi dịp Tết Nguyên đán
Tỉnh đã xây dựng và bàn giao được 7.915 căn nhà cho các hộ nghèo là  đồng bào Khmer; xây dựng nhiều trạm cấp nước, bể chứa nước, giúp cho 85,52% tổng số hộ Khmer sống ở nông thôn có nước hợp vệ sinh để sử dụng; kéo điện cho các hộ nghèo, nâng số hộ có điện sử dụng lên 87.458 hộ, đạt 91,44% tổng số hộ Khmer; hỗ trợ đồng bào vay vốn phát triển sản xuất, số tiền 22,5 tỷ đồng... 
Tỉnh Sóc Trăng có 1 nhà trưng bày lưu giữ trên 460 hiện vật của đồng bào Khmer
Tỉnh Sóc Trăng có 1 nhà trưng bày lưu giữ trên 460 hiện vật của đồng bào Khmer
Tỉnh Sóc Trăng có 159 trường dạy song ngữ việt - Khmer
Tỉnh Sóc Trăng có 159 trường dạy song ngữ việt - Khmer 

Công tác giáo dục - đào tạo cho đồng bào Khmer tiếp tục được quan tâm. Toàn tỉnh có 159 trường dạy song ngữ Việt - Khmer, trong đó có 9 trường phổ thông dân tộc nội trú, 1 trường bổ túc văn hóa PaLi Trung cấp Nam Bộ; 511 nhà sinh hoạt cộng đồng, tụ điểm văn hóa chùa Khmer; 1 đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp; 1 nhà trưng bày lưu giữ hơn 460 hiện vật của đồng bào Khmer.

Anh Dương Minh Lâm ở xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên thoát nghèo nhờ nuôi bò sữa
Anh Dương Minh Lâm ở xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên thoát nghèo nhờ nuôi bò sữa

Đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản
Đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản

Công tác y tế được chú trọng. Tỉnh đã điều trị nội, ngoại trú, khám, chữa bệnh miễn phí cho hơn 2,5 triệu lượt người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách với kinh phí thực hiện hơn 252 tỷ đồng. Đời sống vật chất,tinh thần, mặt bằng dân trí không ngừng được nâng lên. Hiện 100% đồng bào Khmer trong tỉnh được tiếp cận với phát thanh, truyền hình; bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát huy.

Hạ tầng giao thông nông thôn xã Viên Bình, huyện Trần Đề đã đổi thay nhiều nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới
Hạ tầng giao thông nông thôn xã Viên Bình, huyện Trần Đề đã đổi thay nhiều nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới

Để nâng cao đời sống đồng bào Khmer, Sóc Trăng tới đây sẽ tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: giao thông, trường học, trạm y tế, chợ...; triển khai thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc; xây dựng lòng tin giữa nhân dân với Đảng, chính quyền...

Có thể bạn quan tâm