Sóc Trăng bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer

Sóc Trăng là một tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm tỷ lệ hơn 30% dân số, vì vậy việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào luôn được chú trọng.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, tính đến cuối năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 481 trường học các cấp, trong đó có 133 trường học dạy chữ Khmer, với 42.204 học sinh. Ngoài ra, địa phương còn có 10 trường Phổ thông Dân tộc nội trú với hơn 3.000 học sinh mỗi năm.

Soc Trang bao ton tieng noi, chu viet cua dan toc Khmer hinh anh 1Trường phổ thông Dân tộc nội trú Huỳnh Cương dành cho con em đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh Sóc Trăng, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cư trú và học tập. Ảnh: Trọng Chính
Soc Trang bao ton tieng noi, chu viet cua dan toc Khmer hinh anh 2Em Lâm Thị Ngọc Nữ, học sinh lớp 11 A2 Trường phổ thông Dân tộc nội trú Huỳnh Cương trong giờ học tiếng Khmer. Ảnh: An Hiếu
Soc Trang bao ton tieng noi, chu viet cua dan toc Khmer hinh anh 3Giờ học tiếng Khmer tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú Huỳnh Cương dành cho con em đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Trọng Chính

Hiện tỉnh có 354 giáo viên dạy tiếng Khmer, trong đó trên 80% giáo viên đạt chuẩn theo quy định. Còn đối với học sinh dân tộc Khmer, Sóc Trăng đã cấp bổ sung hỗ trợ mua sách giáo khoa, vở, bút viết với tổng kinh phí lên đến hàng tỷ đồng/năm.

Được thành lập cách đây 16 năm, từ một cơ sở nhỏ ban đầu nay Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ đã có cơ ngơi khang trang, hệ thống trường lớp sạch đẹp trong khuôn viên chùa Khléang (phường 6, thành phố Sóc Trăng).

Soc Trang bao ton tieng noi, chu viet cua dan toc Khmer hinh anh 4Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ, nơi biên soạn giáo trình đào tạo, dạy tiếng Pali và Khmer cho tăng sinh trong khu vực đồng bằng Nam Bộ. Trong ảnh là giáo trình được giáo viên tiếng Khmer sử dụng trong một buổi học tại trường. Ảnh: Trọng Chính
Soc Trang bao ton tieng noi, chu viet cua dan toc Khmer hinh anh 5Việc dạy chữ Pali cho các tăng sinh Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ nhằm duy trì phật pháp và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong cộng đồng dân tộc Khmer. Ảnh: An Hiếu
Soc Trang bao ton tieng noi, chu viet cua dan toc Khmer hinh anh 6Giờ học chữ Pali của các tăng sinh Khmer trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ. Ảnh: An Hiếu

Theo thầy Lâm Nhưm, Hiệu trưởng thì trường có nhiệm vụ vừa dạy bổ túc văn hóa, từ cấp I đến cấp III, vừa dạy chữ Pali và chữ Khmer cho Tăng sinh trên địa bàn 10 tỉnh miền Tây nhằm đào tạo cán bộ người dân tộc Khmer trong khu vực đồng bằng Nam Bộ.

Soc Trang bao ton tieng noi, chu viet cua dan toc Khmer hinh anh 7Tăng sinh Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ. Ảnh: Trọng Chính
Soc Trang bao ton tieng noi, chu viet cua dan toc Khmer hinh anh 8Trong những năm qua, việc dạy chữ Khmer tại các điểm chùa, trường học trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng luôn được sự ủng hộ, khuyến khích từ chính quyền địa phương, bà con phật tử. Ảnh: An Hiếu

Bên cạnh đó, 92 ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh đều tổ chức dạy chữ Khmer cho các em học sinh vào các dịp hè. Theo Thượng tọa Lý Minh Đức, Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo VN tỉnh Sóc Trăng, việc dạy chữ Khmer hè ở các chùa Phật giáo Nam tông đã trở thành truyền thống, góp phần quan trọng vào bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer.

Thu Hương

 

Tin liên quan

Bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật múa Rom Vong của người Khmer

Múa Rom Vong là sản phẩm tinh thần độc đáo không thể thiếu trong các dịp lễ, tết, sinh hoạt văn hóa của đồng bào Khmer. Nó không chỉ mang tính chất thiêng liêng, mà còn là sinh hoạt tinh thần sau những giờ lao động mệt nhọc. Tuy nhiên, quá trình giao lưu, tiếp biến kinh tế - văn hóa – xã hội của người Khmer hiện nay diễn ra khá mạnh dẫn đến sự mai một của văn hóa truyền thống dân tộc Khmer, trong đó có Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa Rom Vong.


Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam Bộ

Ngày 21/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức buổi họp báo thông tin về Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc Om Bóc-Đua ghe Ngo lần thứ V, khu vực Đồng bằng sông cửu Long năm 2022.


Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ: Tích cực chuẩn bị cho mùa đua ghe Ngo

Lễ hội đua ghe Ngo không chỉ là hoạt động thể thao, thể hiện tính cộng đồng, mà còn có ý nghĩa văn hóa, tâm linh đặc biệt với đồng bào Khmer. Lễ hội đua ghe Ngo Sóc Trăng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là tin vui đối với đồng bào Khmer, tạo động lực để bà con tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị lễ hội truyền thống đặc sắc.


Sóc Trăng hướng tới nuôi trồng thủy sản theo công nghệ cao

Theo ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, là tỉnh có thế mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp mà chủ lực là cây lúa và con tôm, trong những năm qua, Sóc Trăng đã đạt nhiều kết quả tích cực. Phát huy thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, người dân đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản. Qua đó diện tích nuôi thủy sản ngày càng mở rộng, năm 2021 đạt 76.530 ha, trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ 53.000 ha, tập trung ở các huyện Trần Đề, Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên, Long Phú và thị xã Vĩnh Châu.


Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng thăm, tặng quà sư sãi đồng bào Khmer dịp Lễ Sen Dolta

Nhân dịp Lễ Sen Dolta năm 2022 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 23/9, đoàn công tác của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng do Đại tá Bùi Văn Bình, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng đồng bào Khmer tại 10 điểm chùa trên địa bàn khu vực biên giới biển thuộc thị xã Vĩnh Châu.


Đồng bào Khmer Sóc Trăng vui đón Sene Dolta

Lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà, tưởng nhớ tổ tiên) là một trong ba lễ, tết lớn trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ. Năm nay, lễ được tổ chức trong ba ngày từ 24 đến 26/9. Những ngày này, đồng bào Khmer Sóc Trăng đang tất bật chuẩn bị đón Sene Dolta với nhiều niềm vui trước sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền Trung ương, địa phương và một vụ mùa thu hoạch thắng lợi.



Đề xuất