Sao chổi mang thiết bị thăm dò Philae đến gần Mặt Trời

Sao chổi mang thiết bị thăm dò Philae đến gần Mặt Trời
Sao chổi Chury
Sao chổi Chury

Dù sao chổi Chury đến cận điểm nói trên theo chu kỳ 6,5 năm một lần khi bay quanh quỹ đạo của mình, song đây là lần đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu vũ trụ, Chury được tàu thăm dò không gian Rosetta tháp tùng, và cũng là lần đầu tiên một thiết bị thăm dò đến được gần Mặt Trời như vậy.

Lãnh đạo khoa học của chương trình "Rosetta" Nikole Altobelli cho biết, trong những tháng gần đây khi tiến lại gần Mặt Trời, hoạt động của sao chổi đã gia tăng rõ rệt. Có thể thấy rõ khi so sánh những bức ảnh hiện tại và một năm trước đây. Trong các ảnh cũ, sao chổi Chury trông như một hòn đá sẫm màu không có sức sống, còn hiện tại đã có thể nhìn thấy rõ cái đuôi đặc trưng của sao chổi do khí và bụi tạo thành, đã trở nên rực rỡ nhờ hấp thụ nhiệt năng của Mặt Trời.

Ông Altobelli dự báo, hoạt động của Chury sẽ đạt đỉnh trong vài tuần tới đây khi nhiệt năng lan đến lõi của sao chổi. Hiện cứ mỗi giây Chury phát ra tới gần một tấn bụi và 300 kg khí. Cũng vì hoạt động của Chury tăng quá mạnh mà các nhà khoa học đã phải quyết định cho Rosetta lùi ra xa khỏi sao chổi hơn khoảng cách 330 km mà Rosetta đã duy trì suốt hành trình “tháp tùng” Chury.

Tuy nhiên, cho tới nay thiết bị thăm dò, robot Philae vẫn chưa phát tín hiệu. Trong thời gian sao chổi tiến lại gần Mặt Trời, Philae nằm trong vùng khuất sáng, nơi nhiệt độ không quá 50 độ C.

Ngày 12/11 năm ngoái, tàu thăm dò không gian Rosetta đã thả robot Philae, vốn là một phòng thí nghiệm di động rất hiện đại, xuống bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko nằm cách Trái Đất 500 triệu km. Đây là một sự kiện lịch sử trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ của con người, lần đầu tiên một thiết bị thăm dò được đặt lên bề mặt sao chổi, khoan và lấy được mẫu đất, giúp các nhà khoa học có được những thông số về cấu trúc vật lý và hóa học của sao chổi, mở rộng những hiểu biết của con người về sự ra đời của Vũ trụ.

Có thể bạn quan tâm