Sáng 13/7, thêm 465 ca mắc COVID-19 ghi nhận trong nước

Lực lượng sinh viên Trường Đại học Y dược Cần Thơ hỗ trợ tỉnh Vĩnh Long xét nghiệm test nhanh cho công nhân Khu công nghiệp Hòa Phú.Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN
Lực lượng sinh viên Trường Đại học Y dược Cần Thơ hỗ trợ tỉnh Vĩnh Long xét nghiệm test nhanh cho công nhân Khu công nghiệp Hòa Phú.Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 19 giờ ngày 12/7 đến 6 giờ ngày 13/7, Việt Nam có thêm 466 ca mắc COVID-19, trong đó có 1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh.

465 ca ghi nhận trong nước tại Thành phố Hồ Chí Minh (365 ca), Long An (52 ca), Vĩnh Long (23 ca), Đồng Nai (12 ca), Phú Yên (7 ca), Tây Ninh (5 ca), Hà Nội (1 ca).

Trong số này có 416 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

Cụ thể, ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh là ca bệnh 32213 (nam, 29 tuổi, địa chỉ tại Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), nhập cảnh Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh ngày 9/7 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Tây Ninh. Kết quả xét nghiệm ngày 11/7, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

465 Ca ghi nhận trong nước gồm:

Bảy ca bệnh 32200-32206 ghi nhận tại tỉnh Phú Yên, là các trường hợp trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa. Kết quả xét nghiệm các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2; hiện đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Ca bệnh 32207 (nữ, 63 tuổi, địa chỉ tại huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội), là trường hợp F1 trong khu vực phong toả. Kết quả xét nghiệm ngày 12/7, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Năm ca bệnh 32208-32212 ghi nhận tại tỉnh Tây Ninh. Trong đó, 4 ca là các trường hợp F1; 1 ca có tiền sử đi về từ Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 11/7, các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

12 ca bệnh 32214-32225 ghi nhận tại tỉnh Đồng Nai. Trong đó, 9 ca liên quan đến ổ dịch Long Tân, Nhơn Trạch; 3 ca đang điều tra dịch tễ. Mẫu xét nghiệm các bệnh nhân cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

23 ca bệnh 32226-32248 ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, 11 ca là các trường hợp F1; 12 ca liên quan đến Công ty tại uyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả xét nghiệm các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

52 ca bệnh 32249-32300 ghi nhận tại tỉnh Long An. Trong đó, 22 ca là các trường hợp F1; 13 ca có tiền sử đi về từ Thành phố Hồ Chí Minh; 17 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

365 ca bệnh 32391-32665 ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, 336 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 29 ca đang điều tra dịch tễ. Mẫu xét nghiệm cho kết quả các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Như vậy, tính đến 6 giờ ngày 13/7, Việt Nam đã có 32.665 ca mắc COVID-19, trong đó 30.724 ca ghi nhận trong nước; 1.941 ca nhập cảnh.

Số mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 29.154 ca, trong đó có 6.557 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

12 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng là: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Lào Cai, Quảng Ninh, Hoà Bình.

Chín tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn, gồm: Bắc Kạn, Cần Thơ, Thừa Thiên - Huế, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Kiên Giang, Đắk Nông, Quảng Nam, Nam Định.

Theo Cục khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, tính đến sáng 13/7, Việt Nam đã có 9.331/32.665 ca mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh; 125 ca tử vong do liên quan đến COVID-19.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị, hiện có 339 bệnh nhân có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần một; 130 bệnh nhân âm tính lần hai; 70 bệnh nhân âm tính lần ba.

Trong ngày 12/7 đã có thêm 15.901 người được tiêm vaccine phòng COVID-19. Như vậy tính đến ngày 12/7, đã có 4.063.872 liều vaccine phòng COVID-19 được thực hiện; trong đó, 280.367 người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân không chủ quan, lơ là, luôn đề cao cảnh giác phòng chống dịch; tuyệt đối tuân thủ "Khuyến cáo 5K + Vaccine"; liên hệ với đường dây nóng Bộ Y tế: 19009095 để được tư vấn khi cần thiết.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng. Tuy nhiên, người đã được tiêm vaccine COVID-19 vẫn rất cần ý thức được tầm quan trọng của việc hạn chế các hành vi nguy cơ, đồng thời thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

PV

TTXVN

Có thể bạn quan tâm