Sản phẩm OCOP của những người thợ khuyết tật Hà Nội

Lấy nguồn nguyên liệu từ vải thừa sau khi cắt may, Vụn Art đã chuyển thể tranh dân gian thành tranh vải.
Lấy nguồn nguyên liệu từ vải thừa sau khi cắt may, Vụn Art đã chuyển thể tranh dân gian thành tranh vải.

Nằm trong làng nghề lụa Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông (Hà Nội), gần 4 năm qua, Hợp tác xã Vụn Art là nơi nhiều người khuyết tật ngày ngày miệt mài "thổi hồn" vào những mảnh lụa vụn để tạo nên các sản phẩm độc đáo trang trí lên áo, túi..., đảm bảo độ bền, tính thẩm mĩ cao, tiện dụng, giảm thiểu rác thải, thân thiện môi trường...

Sản phẩm OCOP của những người thợ khuyết tật Hà Nội ảnh 1Lấy nguồn nguyên liệu từ vải thừa sau khi cắt may, Vụn Art đã chuyển thể tranh dân gian thành tranh vải.
Sản phẩm OCOP của những người thợ khuyết tật Hà Nội ảnh 2Tại Hợp tác xã Vụn Art, họa sĩ là người chịu trách nhiệm thiết kế ra các mẫu sản phẩm phù hợp.

Giám đốc Hợp tác xã Vụn Art Lê Việt Cường là một người khuyết tật. Trên cương vị Chủ tịch Hội người khuyết tật quận Hà Đông, anh Cường luôn cố gắng tạo ra môi trường thuận lợi để hội viên giao lưu bằng việc tổ chức các lớp học kỹ năng, dạy nghề và giới thiệu việc làm.

Sản phẩm OCOP của những người thợ khuyết tật Hà Nội ảnh 3Thầy giáo hướng dẫn bằng ký hiệu riêng cho người lao động khuyết tật tạo ra các sản phẩm mới.
Sản phẩm OCOP của những người thợ khuyết tật Hà Nội ảnh 4Những công nhân lao động khuyết tật trao đổi, giao tiếp với nhau bằng ký kiệu.

Hiểu rõ giá trị của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), anh Cường đã đăng ký tham gia và dự thi 4 sản phẩm: Áo phông ghép lụa Vạn Phúc, Túi vải thô ghép lụa Vạn Phúc, Kít ghép tranh, Tranh ghép vải. 4 sản phẩm của Vụn Art đều được đánh giá là độc đáo, mẫu mã đẹp; Hội đồng OCOP quận Hà Đông đánh giá cao bởi ý tưởng sáng tạo và giá trị nhân văn trên từng sản phẩm. Năm 2019, 4 sản phẩm của Vụn Art đã được thành phố Hà Nội thẩm định, đánh giá là sản phẩm OCOP 4 sao.

Sản phẩm OCOP của những người thợ khuyết tật Hà Nội ảnh 5Đôi bàn tay khéo léo của người thợ "thổi hồn" vào từng mảnh vải để làm ra các chi tiết sản phẩm độc đáo.
Sản phẩm OCOP của những người thợ khuyết tật Hà Nội ảnh 6Những sản phẩm của Vụn Art đưa ra được khách hàng chấp nhận mặc dù ở quy mô nhỏ và hiệu quả kinh tế chưa cao.

Hiện nay, Vụn Art tạo việc làm cho 20 lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/người/tháng. Ở Vụn Art, những người lao động khuyết tật đã tìm được niềm vui vì tự tay mình tạo nên những sản phẩm có giá trị. Vậy nên, không chỉ là nơi những mảnh vải vụn được tận dụng để tạo thành tranh nghệ thuật, Vụn Art còn là nơi thắp lên niềm lạc quan sống cho biết bao con người.

Sản phẩm OCOP của những người thợ khuyết tật Hà Nội ảnh 7Một sản phẩm mới được sản xuất theo đơn đặt hàng, trang trí trên áo phông bằng các chi tiết thiết kế thông điệp 5K của Bộ Y tế dựa trên bức tranh ngũ hổ.
Sản phẩm OCOP của những người thợ khuyết tật Hà Nội ảnh 8Sản phẩm độc đáo được hoàn thiện bằng cách lắp các chi tiết thiết kế từ những mảnh vải vụn.

Thực hiện: Minh Quyết

Bài viết có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội.
(DTMN)

Có thể bạn quan tâm