Robot chế tạo từ vật liệu phế thải trợ giúp người mắc COVID-19 tại Indonesia

Một robot do người dân địa phương cùng các nhà khoa học ở tỉnh Đông Java của Indonesia phối hợp chế tạo từ vật liệu phế thải đã được dùng để mang thực phẩm tới cho bệnh nhân COVID-19 đang tự cách ly.

Robot che tao tu vat lieu phe thai tro giup nguoi mac COVID-19 tai Indonesia hinh anh 1Ông Aseyanto vận hành robot Delta mà ông và một nhóm đã tạo ra từ các vật liệu gia dụng cũ. Ảnh : AP

Robot này được lắp ráp từ các vật dụng gia đình cũ hỏng như nồi, chảo hay màn hình TV, ban đầu chỉ để giải trí. Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở Indonesia, nhóm sáng chế đã quyết định dùng robot cho mục đích hữu ích hơn và đặt tên robot là Delta, biến thể của virus SARS-CoV-2 đang làm gia tăng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này.

Ông Aseyanto, 53 tuổi, người đứng đầu dự án, nói: “Tôi quyết định sử dụng robot này cho các dịch vụ công như phun thuốc khử trùng, giao thực phẩm và đáp ứng nhu cầu của những cư dân đang tự cách ly”.

Đầu của robot Delta được làm từ nồi cơm điện và được điều khiển bằng thiết bị điều khiển từ xa lắp pin có thể dùng liên tục trong 12 giờ. Phần chân đế được chế từ khung xe đồ chơi đã qua sử dụng. Sau khi di chuyển dọc khu phố đến nhà của người bệnh cách ly, robot sẽ phát loa thông báo phân phát thực phẩm kèm lời chúc bệnh nhân mau hồi phục.

Ông Aseyanto cho biết chế tạo robot Delta rất đơn giản, hoàn toàn từ các vật liệu sẵn có tại làng Tembok Gede. Nó khác với các robot tân tiến đang được triển khai trong các khách sạn, trung tâm chăm sóc sức khỏe ở Nhật Bản và một số nước khác. Một vài robot trong số này đã được sử dụng hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19.

Robot Delta là một trong nhiều robot do dân làng Tembok Gede chế tạo. Địa phương này nổi tiếng sáng tạo trong ứng dụng công nghệ. Làng Tembok Gede nằm ở thành phố Surabaya, thủ phủ tỉnh Đông Java. Thành phố lớn thứ hai của Indonesia này hiện đang phải chật vật chống chọi với làn sóng lây nhiễm thứ hai do biến thể Delta gây ra trong hơn một tháng qua.

Indonesia đã trở thành tâm dịch COVID-19 ở châu Á, với tổng cộng hơn 3,68 triệu ca mắc và trên 108.000 ca tử vong trong tổng số 270 triệu dân của nước này.

Minh Châu

Tin liên quan

Thụy Sĩ thử nghiệm robot khử trùng trên các máy bay chở khách

UVeya - một công ty khởi nghiệp ở Thụy Sĩ, đang thử nghiệm robot được trang bị tia cực tím có khả năng diệt virus trên các chuyến bay ở nước này. Đây được coi là nỗ lực nhằm khôi phục sự tin tưởng của khách hàng cũng như giúp ngành du lịch có thêm phương thức ứng phó với tác động của đại dịch.


Nigeria phát triển robot chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19

Các sinh viên Nigeria thuộc Học viện Quốc tế Glisten, ở thủ đô Abuja của nước này, vừa thiết kế và phát triển một robot, với hy vọng có thể giúp các bệnh viện điều trị từ xa các bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.


Sự lên ngôi của robot AI trong thời COVID-19

Hình ảnh của những chú robot có thể làm được những việc như con người đã gây ấn tượng mạnh cho những khách hàng tham dự Hội chợ Dịch vụ thương mại quốc tế Trung Quốc (CIFTIS), với chủ đề "Dịch vụ toàn cầu, Thịnh vượng chung", khai mạc ngày 4/9 tại thủ đô Bắc Kinh.


Nhiều robot y tế được nghiên cứu chế tạo phục vụ chống dịch COVID-19

Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, diễn biến hết sức phức tạp, Chính phủ đã có nhiều giải pháp quyết liệt để ngăn chặn khả năng lây nhiễm trong cộng đồng. Ngành khoa học và công nghệ cũng vào cuộc với tinh thần chủ động, kịp thời, trách nhiệm, nhiều giải pháp, sản phẩm được nghiên cứu hoàn thiện để nhanh chóng đưa ra cộng đồng sử dụng, hỗ trợ phòng, chống dịch.


Dịch COVID-19: Nghiên cứu chế tạo thành công robot vận chuyển trong các khu vực cách ly có nguy cơ lây nhiễm cao

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp,chung tay góp sức với các y bác sỹ và các lực lượng khác đang từng ngày từng giờ "căng mình" nơi tuyến đầu, các nhà khoa học Việt Nam đã ngày đêm nghiên cứu, chế tạo những sản phẩm công nghệ cao để góp phần phòng, chống dịch COVID-19.


Bác sỹ Đồng Tháp sáng chế robot phục vụ người bệnh nhiễm COVID-19

Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) đang điều trị cho 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo từ bệnh nhân cho nhân viên y tế, bác sỹ chuyên khoa I Lê Ngọc Lâm (Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc) đã nghiên cứu, sáng tạo thành công thiết bị y tế “Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly”.



Đề xuất