Rau quả sạch Chúc Sơn - sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ

Sau hơn 3 năm triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Hà Nội có 1.054 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và cấp sao. Tính riêng huyện Chương Mỹ, đến hết năm 2020, toàn huyện có 59 sản phẩm, trong đó Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn ở thị trấn Chúc Sơn có 6 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao…

Rau qua sach Chuc Son - san pham OCOP cua huyen Chuong My hinh anh 1Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (thứ hai, từ trái sang phải) cùng Đoàn công tác của thành phố Hà Nội đến thăm, kiểm tra sản xuất tại Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn ở thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ (Hà Nội).
Rau qua sach Chuc Son - san pham OCOP cua huyen Chuong My hinh anh 2Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn là hợp tác xã đầu tiên trên địa bàn huyện Chương Mỹ đầu tư quy mô, trồng rau áp dụng theo công nghệ Nhật Bản. Ảnh: TL

Ông Hoàng Văn Khảm - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Rau quả sạch Chúc Sơn ở thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết: “Hơn 5 năm trước, HTX khi đó chỉ có vài thành viên, sản xuất trên diện tích 5ha, là tập hợp một nhóm hộ nông dân tâm huyết, cùng đam mê với nghề trồng rau sạch. Mong ước của nhóm nông dân này lúc bấy giờ chỉ đơn giản là hình thành được một vùng chuyên canh rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Giáp Ngọ”.

Rau qua sach Chuc Son - san pham OCOP cua huyen Chuong My hinh anh 3Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn có 6 sản phẩm được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao gồm: Hành lá, rau muống, rau cải canh, rau mùng tơi, cà chua, rau mùi ta.
Rau qua sach Chuc Son - san pham OCOP cua huyen Chuong My hinh anh 4Hơn 5 năm trước, Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn khi đó chỉ có vài thành viên, sản xuất trên diện tích 5ha, là tập hợp một nhóm hộ nông dân tâm huyết, cùng đam mê với nghề trồng rau sạch.

Tháng 5/2016, Phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ đã quyết định hỗ trợ kinh phí thành lập HTX Rau quả sạch Chúc Sơn. Xác định rõ sản xuất phải gắn với nhu cầu thị trường, HTX chủ động xây dựng chuỗi liên kết, ký bao tiêu sản phẩm với các cơ sở tiêu thụ nhằm bảo đảm đầu ra ổn định. Nhờ có định hướng tốt, đến nay, HTX có 36 thành viên, sản xuất theo 3 hướng: nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp gắn với công nghệ nhà lưới và nông nghiệp sản xuất ngoài trời. Tổng diện tích sản xuất của HTX là 17,8ha, trong đó diện tích nhà lưới là trên 2ha, diện tích chứng nhận VietGAP là 12,8ha, chứng nhận GlobalGAP là 5ha.

Rau qua sach Chuc Son - san pham OCOP cua huyen Chuong My hinh anh 5Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp gắn với công nghệ nhà lưới và nông nghiệp sản xuất ngoài trời.
Rau qua sach Chuc Son - san pham OCOP cua huyen Chuong My hinh anh 6Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn triển khai trồng hàng chục loại rau như củ cải tròn, cải bó xôi Nhật, cải bắp, cải chíp, cải canh...

Không chỉ sản xuất ở huyện Chương Mỹ, chi nhánh HTX tại huyện Mộc Châu (Sơn La) còn ký hợp đồng với các nông hộ ở Mộc Châu sản xuất rau quả trên diện tích 5ha theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần đảm bảo cung cấp đủ rau quả trái vụ cả năm.
HTX Rau quả sạch Chúc Sơn là HTX đầu tiên trên địa bàn huyện Chương Mỹ đầu tư mở rộng quy mô diện tích trồng rau theo quy trình kỹ thuật của Nhật Bản. Song song với việc trồng và chăm sóc các loại rau, quả, HTX luôn đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, chuyển giao công nghệ và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Rau qua sach Chuc Son - san pham OCOP cua huyen Chuong My hinh anh 7Quá trình trồng rau được áp dụng nghiêm ngặt theo quy trình sản xuất của Nhật Bản.
Rau qua sach Chuc Son - san pham OCOP cua huyen Chuong My hinh anh 8Tổng diện tích sản xuất của Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn là 17,8ha, trong đó diện tích nhà lưới là trên 2ha, diện tích chứng nhận VietGAP là 12,8ha, chứng nhận GlobalGAP là 5ha.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết: “Thực hiện Chương trình OCOP, HTX Rau quả sạch Chúc Sơn đã lựa chọn một số sản phẩm rau, củ để đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Kết quả, HTX đã có 6 sản phẩm được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, bao gồm: Hành lá, rau muống, rau cải canh, rau mùng tơi, cà chua và rau mùi ta. Đồng thời, mô hình sản xuất rau quả sạch của HTX được đánh giá là hệ thống sản phẩm OCOP tiêu biểu của ngành nông nghiệp Thủ đô. Việc được công nhận sản phẩm OCOP sẽ góp phần nâng cao niềm tin của người tiêu dùng, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng hơn cho thương hiệu rau sạch Chúc Sơn”.

Rau qua sach Chuc Son - san pham OCOP cua huyen Chuong My hinh anh 9Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ kỹ sư, người lao động đang làm việc tại hợp tác xã.
Rau qua sach Chuc Son - san pham OCOP cua huyen Chuong My hinh anh 10Rau quả sạch Chúc Sơn minh bạch toàn bộ quá trình sản xuất, sử dụng mã vạch để người tiêu dùng có thể cập nhật thông tin từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hoạch.
Rau qua sach Chuc Son - san pham OCOP cua huyen Chuong My hinh anh 11Mỗi ngày, Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn cung cấp từ 2 - 3 tấn rau quả sạch tại hệ thống siêu thị trên toàn quốc và được một số công ty của Nhật Bản thu mua, phân phối cho cộng đồng người Nhật sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Nguyễn Việt

Tin liên quan

Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn

Ngày 1/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Trung ương, Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Sở Công thương Hà Nội tổ chức "Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn"…


Hà Nội thí điểm mô hình ''Chợ đêm trên mây'' hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP

Sáng 25/8, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN tổ chức khai giảng khóa tập huấn bán hàng online, livestream thứ 3, đồng thời xây dựng kế hoạch thí điểm mô hình “Chợ đêm trên mây” nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).


Hà Nội tập huấn miễn phí kỹ năng bán hàng trực tuyến

Nhằm tránh đứt gãy các chuỗi sản xuất, đưa ra giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thực phẩm và sản phẩm của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (sản phẩm OCOP), Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN và Công xưởng 1102 tổ chức các khóa học miễn phí về thương mại điện tử như bán hàng trực tuyến (bán hàng online), livestream…


Hà Nội phát triển các điểm giới thiệu sản phẩm OCOP

Nhằm hỗ trợ các chủ thể OCOP mở rộng thị trường, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các quận, huyện, thị xã. Giải pháp này góp phần quảng bá sản phẩm tốt hơn, thúc đẩy chủ thể OCOP nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp người tiêu dùng có được sản phẩm chất lượng tốt nhất…



Đề xuất