Rà soát, sửa đổi những chính sách dân tộc không còn phù hợp

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa yêu cầu các Bộ, ngành liên quan thực hiện rà soát, đề xuất việc sửa đổi, thay thế, hoặc bãi bỏ những chính sách dân tộc không phù hợp.

Trong nhiều năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách dân tộc, bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; do nhiều Bộ, ngành chủ trì tổ chức thực hiện và quản lý. Kết quả to lớn của quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc là đã góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt vùng dân tộc và miền núi, đời sống vật chất và tinh thần đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hơn các vùng khác, vượt mức kế hoạch đề ra.

Ra soat, sua doi nhung chinh sach dan toc khong con phu hop hinh anh 1

Phát triển chăn nuôi dê ở Mường Bảng (Điện Biên). Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, đây vẫn là vùng khó khăn nhất trong cả nước, bởi tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Ngoài các nguyên nhân khách quan, có nguyên nhân chủ quan của tình trạng này là việc xây dựng và quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc còn chồng chéo, hiệu quả chưa cao, có khi còn nóng vội và chưa phát huy được tính chủ động của đồng bào.
Do vậy, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được phân công, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan bổ sung vào Báo cáo rà soát chính sách dân tộc các chính sách lớn về giáo dục, y tế, tín dụng,… do các Bộ, ngành khác chủ trì. Các Bộ, cơ quan liên quan chủ động phối hợp, cung cấp thông tin để Ủy ban Dân tộc tổng hợp đầy đủ kết quả thực hiện các chính sách được giao chủ trì. Trong Báo cáo rà soát cần chỉ rõ nội dung các chính sách bị trùng lặp, chính sách không thực hiện được và đề xuất việc sửa đổi, thay thế, hoặc bãi bỏ những chính sách không còn phù hợp.

Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành căn cứ kết quả rà soát hệ thống chính sách dân tộc hiện hành và khả năng cân đối nguồn lực để xác định thứ tự ưu tiên, tập trung nguồn lực thực hiện dứt điểm một số chính sách trọng tâm.

Ra soat, sua doi nhung chinh sach dan toc khong con phu hop hinh anh 2

Cấp phát gạo miễn phí cho người dân vùng bị hạn hán ở Ninh Thuận. Ảnh: TTXVN

Trong giai đoạn 2016 - 2020, để bảo đảm việc xây dựng chính sách, lồng ghép chính sách đạt hiệu quả cao, Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Dân tộc cần chủ động tham gia phối hợp với các Bộ, ngành trong quá trình đề xuất, thiết kế khung chính sách, xây dựng nội dung, sửa đổi, bổ sung chính sách và giám sát quá trình thực hiện các chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số.

Các Bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khi xây dựng các chính sách dân tộc cụ thể của ngành mình cần bảo đảm sự tham gia phối hợp và giám sát của Ủy ban Dân tộc.

Ưu tiên nguồn lực cho vùng dân tộc

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi thực hiện việc phân bổ nguồn lực cho địa phương cần lưu ý ưu tiên cho vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao, cần bố trí kinh phí phù hợp, không để người dân nghèo phải đóng góp, tạo điều kiện để người dân nghèo tham gia lao động công ích tại địa phương được trả đủ thù lao.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính lưu ý khi tổng hợp phương án bổ sung vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cần đề xuất mức phân bổ vốn ưu tiên hơn cho các xã nghèo vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn.

Ra soat, sua doi nhung chinh sach dan toc khong con phu hop hinh anh 3

Cầu giao thông nông thôn được xây dựng từ nguồn vốn chương trình 135 ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang). Ảnh: TTXVN

TTXVN

Tin liên quan

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trả lời chất vấn:

Ngày 15/8, trong khuôn khổ phiên họp thứ 36, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với 15 Bộ trưởng, trưởng ngành. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, thực trạng và giải pháp phát triển vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặc biệt quan tâm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến và các Bộ trưởng, trưởng ngành đã có những trả lời cụ thể trong từng lĩnh vực.


Tọa đàm chính sách dân tộc - thành tựu và những vấn đề đặt ra

“Chính sách dân tộc - thành tựu và những vấn đề đặt ra” là nội dung của tọa đàm do Vụ Chính sách Dân tộc, Ủy ban Dân tộc của Quốc hội tổ chức, ngày 18/12, tại Hà Nội. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Lễ Tuyên dương người có uy tín, nhân sỹ trí thức và doanh nhân tiêu biểu dân tộc thiểu số toàn quốc năm 2017. Nhiều nhà khoa học, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, các doanh nhân tiêu biểu là người dân tộc thiểu số đã tham dự tọa đàm.



Đề xuất