Ra mắt mô hình “Số hóa Khu Di tích lịch sử Thanh niên xung phong Nà Tu”

Sáng 11/10, Tỉnh Đoàn Bắc Kạn phối hợp cùng Tổng Công ty viễn thông Mobifone tổ chức ra mắt mô hình "Số hóa Khu Di tích lịch sử Thanh niên xung phong Nà Tu", tại Khu Di tích lịch sử Thanh niên xung phong Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông.

Ra mat mo hinh “So hoa Khu Di tich lich su Thanh nien xung phong Na Tu” hinh anh 1Lễ ra mắt mô hình “Số hóa Khu Di tích lịch sử Thanh niên xung phong Nà Tu”. Ảnh: Vũ Hoàng Giang – TTXVN

Đây là sản phẩm số hóa về Di tích lịch sử - văn hóa đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn và là công trình thanh niên chào mừng Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022-2027. Khách tham quan có thể quét mã QR hoặc truy cập trang web: https://ditichnatu.backan.gov.vn để xem hình ảnh và nghe thuyết minh. Khi quan sát, du khách có cảm giác như đang trải nghiệm thực tế, dễ dàng tìm hiểu thông tin, tra cứu dựa vào tính năng chỉ đường. Ngoài ra, trang số hóa Khu Di tích lịch sử Thanh niên xung phong Nà Tu còn có nhiều biển, bảng để giới thiệu từng hạng mục, bảo đảm tuyên truyền trực quan, sinh động.

Ra mat mo hinh “So hoa Khu Di tich lich su Thanh nien xung phong Na Tu” hinh anh 2Các đoàn viên truy cập trang web tìm hiểu về Khu Di tích lịch sử Thanh niên xung phong Nà Tu qua việc quét mã QR code. Ảnh: Vũ Hoàng Giang – TTXVN

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Kạn Nông Bình Cương cho biết, sau 2 tháng thực hiện, công trình "Số hóa Khu Di tích lịch sử Thanh niên xung phong Nà Tu" đã hoàn thiện và chính thức đi vào vận hành. Các nội dung sử dụng giới thiệu về di tích được thẩm định bởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và được nhóm tác giả ứng dụng công nghệ chuẩn hóa nội dung số để tổng hợp tư liệu. Công trình có cài đặt lời thoại tự động (bằng Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh) để giới thiệu về di tích: Thông tin chung, phòng trưng bày tư liệu hiện vật lịch sử, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụm tượng "Bác Hồ với thanh niên xung phong"…

Công trình này rất ý nghĩa, được coi là bước "đột phá" của công tác bảo tồn, quảng bá và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống. Ngoài chi phí thấp hơn so với các phương pháp bảo tồn hiện nay, hình thức "số hóa di tích" còn được ví như cuốn cẩm nang du lịch số rất tiện lợi và hữu ích vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng, đầy đủ vừa giúp quảng bá giá trị văn hóa lịch sử.

Vũ Hoàng Giang

Tin liên quan

An Giang sẽ số hóa các di sản chữ viết trên lá Buông của người Khmer

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư vừa ký Quyết định phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer tỉnh An Giang đến năm 2030", nhằm có phương án bảo vệ và lưu truyền cho thế hệ sau những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa phi vật thể tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer, sự tham gia của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.


Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Đề án Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam giai đoạn 2021- 2025 đã được phê duyệt. Đề án thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu và số hóa các loại hình lễ hội tại Việt Nam gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài.


Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11:

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, công nghệ, kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ đã tạo ra nhiều thành tựu, giúp ích đắc lực cho đời sống xã hội. Trong đó, công nghệ kỹ thuật số được coi là cánh tay đắc lực trong vấn đề lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di sản, tạo ra nhiều trải nghiệm mới cho du khách tham quan.



Đề xuất