Quýt Mường Khương

Quýt Mường Khương
Hàng trăm hộ đồng bào Pa Dí, Phù Lá, Nùng… ở các thôn: Chúng Chải A, Chúng Chải B, Sả Hồ của thị trấn Mường Khương đã chuyển đổi đất ruộng thiếu nước sang trồng quýt, đời sống cải thiện đáng kể. Ảnh: Hoàng Hà
Hàng trăm hộ đồng bào Pa Dí, Phù Lá, Nùng… ở các thôn: Chúng Chải A, Chúng Chải B, Sả Hồ của thị trấn Mường Khương đã chuyển đổi đất ruộng thiếu nước sang trồng quýt, đời sống cải thiện đáng kể. Ảnh: Hoàng Hà

Toàn huyện Mường Khương hiện có 488 ha quýt, trong đó có khoảng 212 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP. Được trồng nhiều ở thị trấn Mường Khương và các xã: Tung Chung Phố, Pha Long, Tả Gia Khâu, Tả Ngải Chồ..., quýt chín sớm cho thu hoạch từ khoảng tháng 8 đến tháng 10, quýt chín muộn cho thu hoạch từ khoảng tháng 12 đến tháng 2 năm sau, tổng sản lượng khoảng 1.200 tấn quả, giá trị đạt hơn 20 tỷ đồng/năm.

Phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng đặc trưng của vùng, quýt Mường Khương thường cho chất lượng vượt trội: quả to, mọng nước, vị ngọt, thơm đặc trưng. Ảnh: Quốc Khánh
Phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng đặc trưng của vùng, quýt Mường Khương thường cho chất lượng vượt trội: quả to, mọng nước, vị ngọt, thơm đặc trưng. Ảnh: Quốc Khánh

Nhờ chất lượng thơm ngon, người tiêu dùng ưa chuộng, quýt Mường Khương đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Để giữ vững thương hiệu, huyện Mường Khương sẽ tiếp tục duy trì các diện tích quýt đạt tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời vận động đồng bào áp dụng quy trình sản xuất VietGAP cho toàn bộ diện tích còn lại.
Hoàng Hà - Quốc Khánh
Báo in T11/2019

Có thể bạn quan tâm