Quy định về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc

Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập (Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La, Việt Nam) và lực lượng thuộc Đại đội Biên phòng 214 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hua Phan, Lào) làm thủ tục trước khi tuần tra chung. Ảnh: TTXVN
Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập (Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La, Việt Nam) và lực lượng thuộc Đại đội Biên phòng 214 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hua Phan, Lào) làm thủ tục trước khi tuần tra chung. Ảnh: TTXVN

Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2021/NĐ-CP về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã ở khu vực biên giới, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức.

Quy định về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc ảnh 1Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập (Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La, Việt Nam) và lực lượng thuộc Đại đội Biên phòng 214 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hua Phan, Lào) làm thủ tục trước khi tuần tra chung. Ảnh: TTXVN

Nghị định này quy định chi tiết thi hành khoản 3 - Điều 20, khoản 2 - Điều 23 của Luật Thỏa thuận quốc tế. Trong đó, về nội dung của thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc, Nghị định nêu rõ: Thỏa thuận quốc tế được thể hiện bằng văn bản, nêu ý định hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực thuộc đó. Thỏa thuận quốc tế phải có những nội dung chủ yếu sau: tên gọi của văn bản; tên các bên ký kết; lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác; thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hiệu lực; ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký; họ tên, chức danh của người đại diện ký.

Thỏa thuận quốc tế có thể có các nội dung khác, như cơ chế trao đổi thông tin, bảo mật, chi phí, giải quyết tranh chấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế. Nội dung của thỏa thuận quốc tế phải thể hiện thỏa thuận quốc tế đó không có giá trị ràng buộc về pháp lý.

Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp xã biên giới phải phù hợp quy định tại khoản 6 - Điều 3 của Luật Thỏa thuận quốc tế. Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của tổ chức đó.

Nghị định cũng quy định cụ thể nội dung quyết định cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc. Theo đó, quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND cấp tỉnh cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế phải được thể hiện bằng văn bản bao gồm các nội dung sau đây: tên gọi thỏa thuận quốc tế và tên các bên ký kết thỏa thuận quốc tế; người đại diện ký thỏa thuận quốc tế; yêu cầu về việc đăng tải thỏa thuận quốc tế; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế; dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế.

Nghị định quy định: Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh kịp thời đăng tải toàn văn văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp cục, cơ quan cấp sở, UBND cấp huyện, UBND cấp xã biên giới, các thông tin về sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình, trừ trường hợp không đăng tải, công khai theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hoặc theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.

Đơn vị đầu mối về hợp tác quốc tế thuộc bộ, cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc đăng tải, công khai thỏa thuận quốc tế.

Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức công khai thỏa thuận quốc tế của mình bằng hình thức đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của tổ chức, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức phù hợp khác, trừ trường hợp không đăng tải, công khai theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.

TTXVN

TTXVN

Có thể bạn quan tâm