Quảng Trị: Ưu tiên đào tạo cho lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi ​

Quảng Trị: Ưu tiên đào tạo cho lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi ​

Trong ba năm, từ 2023 - 2025, tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu hỗ trợ đào tạo nghề nông cho 30.400 lao động nông thôn; sau đào tạo có ít nhất 85% số người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

Quảng Trị: Ưu tiên đào tạo cho lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi ​ ảnh 1Từ nguồn vốn vay ưu đãi, anh Hồ Văn Nguy, ở xã biên giới Hướng Việt, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã phát triển chăn nuôi dê, bò và trồng 3ha rừng, thu nhập hàng năm hơn 100 triệu đồng. Ảnh: Nguyên Linh - TTXVN

Để đạt được mục tiêu này, tỉnh ưu tiên đào tạo cho lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi; lao động thuộc hộ nghèo và cận nghèo, người khuyết tật và phụ nữ; hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp và người lao động có thu nhập thấp. Tỉnh quan tâm đào tạo nghề nông cho lao động trong các hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung các sản phẩm chủ lực; lao động tại các cơ cơ sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản; lao động làm việc trong các làng nghề, tham gia phát triển làng nghề, bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với các giá trị văn hóa, du lịch nông nghiệp nông thôn; lao động tham gia vào chương trình phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động; cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác, lao động trong hợp tác xã nông nghiệp.

Quảng Trị: Ưu tiên đào tạo cho lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi ​ ảnh 2Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện miền núi Đakrông (Quảng Trị) tư vấn cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế. Ảnh: Nguyên Linh – TTXVN

Điểm mới trong đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là tỉnh bổ sung các nghề mới, nghề đặc thù thu hút nhiều lao động nông thôn và đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong thời gian tới như: Dịch vụ nông nghiệp nông thôn; sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm nông sản, thủy sản; kinh doanh nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp số; cơ giới hóa nông nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao kỹ năng quản lý, nắm được các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp; phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản; sản xuất nông nghiệp hữu cơ, an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu... Qua đó, tỉnh nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông cho lao động nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 75 - 80%.

Quảng Trị: Ưu tiên đào tạo cho lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi ​ ảnh 3Bà Phan Thị Diễn ở thôn Phú An, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) được vay vốn ưu đãi dành cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: Nguyên Linh – TTXVN
Quảng Trị: Ưu tiên đào tạo cho lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi ​ ảnh 4Chị Hồ Thị Hạnh, ở thôn Cơ Tiêng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được vay vốn ưu đãi dành cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển chăn nuôi lợn. Ảnh: Nguyên Linh – TTXVN

Giai đoạn 2012 - 2022, tỉnh Quảng Trị đã có trên 55.800 lượt lao động nông thôn được đào tạo nghề. Sau đào tạo, đã có trên 75% lao động có việc làm, biết vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Quảng Trị: Ưu tiên đào tạo cho lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi ​ ảnh 5Hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Trị được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế. Ảnh: Nguyên Linh – TTXVN
Quảng Trị: Ưu tiên đào tạo cho lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi ​ ảnh 6Năm 2022, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã giải ngân hơn 70 tỷ đồng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay phát triển kinh tế. Ảnh: Nguyên Linh – TTXVN
Quảng Trị: Ưu tiên đào tạo cho lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi ​ ảnh 7Hơn 14.200 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Trị được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế. Ảnh: Nguyên Linh – TTXVN

Tỉnh hiện có hai trường cao đẳng, ba trường trung cấp, 11 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở khác tham gia đào tạo nghề nghiệp; trong đó đã có một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với doanh nghiệp đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với tạo việc làm, thu nhập.

Nguyên Lý

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm