Quảng Ninh có thêm nhiều thôn đặc biệt khó khăn đạt tiêu chí thoát nghèo

Quảng Ninh có thêm nhiều thôn đặc biệt khó khăn đạt tiêu chí thoát nghèo
Huyện miền núi Ba Chẽ (Quảng Ninh) khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Ảnh : Nguyễn Xuân Hoàng
Huyện miền núi Ba Chẽ (Quảng Ninh) khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Ảnh : Nguyễn Xuân Hoàng
Như vậy, tiến độ thực hiện chương trình đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn đạt sớm hơn so với lộ trình được phê duyệt và cao hơn chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh năm 2018 (cao hơn 03 xã và 11 thôn). Tốc độ giảm nghèo của tỉnh trong 10 tháng đầu năm 2018 ước giảm trên 0,5% (khả năng đạt mục tiêu cả năm giảm 0,7%). Nhận thức của người dân về giảm nghèo có chuyển biến tích cực, phong trào tự nguyện thoát nghèo có sức lan tỏa sâu rộng (tiêu biểu ở huyện Ba Chẽ), được UBND tỉnh khuyến khích nhân rộng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tại cuộc họp Ban thường vụ Tỉnh ủy mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc nhấn mạnh: Cần phát huy hiệu quả đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước bằng nỗ lực của chính người dân trong việc vươn lên thoát nghèo, tham gia phát triển sản xuất. Các chính sách giảm nghèo của Nhà nước và của tỉnh đã được triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa. Đời sống của nhân dân ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn tiếp tục có sự thay đổi, nhất là về hạ tầng cơ sở phục vụ cho việc sản xuất, phát triển kinh tế. Việc lồng ghép nguồn lực các chương trình đã tạo sức mạnh hỗ trợ về đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Tới nay, diện mạo của các xã, các thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn và địa phương xây dựng nông thôn mới ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được nâng lên, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền trong tỉnh. Kết cấu hạ tầng thiết yếu, trong đó chủ yếu là hạ tầng phục vụ trực tiếp cho phát triển sản xuất được cải thiện rõ rệt đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân. Một số mô hình, dự án phát triển sản xuất triển khai có hiệu quả, được nhân rộng đã giúp các hộ nghèo, cận nghèo nâng cao nhận thức, bước đầu chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, là cơ sở để thoát nghèo bền vững. Nhiều hộ dân đã chủ động đăng ký thoát nghèo, đặc biệt, một số hộ dân đã viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo, thể hiện sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và quyết tâm thực hiện Đề án. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh: Trong công tác xây dựng nông thôn mới, không vội vàng, làm đến đâu chắc đến đó, tránh hình thức; phải kiểm tra chặt chẽ, rà soát kỹ các tiêu chí, không chạy theo hình thức và địa phương nào đã đưa vào kế hoạch thì phải thực hiện được. Với những đóng góp của nhân dân phải có tỷ lệ hợp lý, không hỗ trợ dân 100% để tạo cho người dân lối suy nghĩ phải có trách nhiệm.
Văn Đức

Có thể bạn quan tâm