Quảng Ngãi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sạch

Ngày 19/8, tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, HĐND tỉnh vừa có Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Quang Ngai ho tro doanh nghiep dau tu vao nong nghiep sach hinh anh 1 Nông dân đầu tư nhà lưới và hệ thống trồng rau thủy canh. Ảnh: Thanh Hòa/TTXVN

Theo đó, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đầu tư đối với dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong lĩnh vực trồng trọt nếu thực hiện đúng tiến độ, có diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ ít nhất 3 ha sẽ được hỗ trợ tối đa 60% chi phí đầu tư và không quá 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong dự án.

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đầu tư đối với dự án trồng rau, củ, quả, nấm an toàn thì sẽ được hỗ trợ tối đa 60% chi phí đầu tư và không quá 1,5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về nhà xưởng, nhà lồng (nhà kính, nhà lưới, nhà màng) và một số cơ sở vật chất khác.

Tuy nhiên, dự án này cũng phải đáp ứng tiêu chí dự án nông nghiệp sạch theo quy định của Nhà nước và thực hiện đúng tiến độ, có diện tích trồng rau, củ, quả, nấm an toàn từ 3 ha trở lên hoặc từ 2.000 m2 đối với nhà lồng và 1.000 m2 đối với nhà trồng nấm.

Hàng năm, ngân sách tỉnh sẽ dành tối thiểu 5% vốn chi ngân sách cho ngành nông nghiệp để thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; trong đó có hỗ trợ cho chính sách khuyến khích theo Nghị quyết này của tỉnh Quảng Ngãi.

Ngoài ra, Nghị quyết này còn quy định chính sách tiếp cận, hỗ trợ tín dụng về lãi suất vay thương mại sau khi dự án đã hoàn thành và đưa vào vận hành với nhiều ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Quảng Ngãi đối với các dự án nông nghiệp sạch.

Sỹ Thắng

Tin liên quan

Gương Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019:

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm cùng những nỗ lực vận động nông dân thay đổi phương thức canh tác, hướng đến sản xuất xuất nông nghiệp hữu cơ và bảo vệ môi trường, nông dân Phan Đình Xuân (sinh năm 1955, trú thôn 8, xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) trở thành người đi đầu và truyền cảm hứng cho nông dân hướng đến nền sản xuất nông nghiệp sạch.


Làm giàu từ nông nghiệp sạch ở Đắk Tô

Cùng liên kết, hợp tác với nhau để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch và hỗ trợ đưa đầu ra cho sản phẩm ổn định là những giải pháp và hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân tỉnh Kon Tum. Những mô hình này không chỉ góp phần phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo nhanh và bền vững mà còn “sống khỏe” trước sự biến động giá cả của các mặt hàng nông nghiệp.


Những thách thức về nông nghiệp sạch - Bài 2

Xác định nông nghiệp là nền kinh tế chủ lực bởi toàn tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 186.000 ha đất nông nghiệp, chiếm 79% diện tích đất tự nhiên. Chính vì vậy, việc xây dựng nền sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2030 nhằm thực hiện hiệu quả chương trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, giúp nông dân sản xuất bền vững và tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác.


Những thách thức về nông nghiệp sạch - Bài 1

Phát triển nền sản xuất nông nghiệp sạch luôn là xu hướng tất yếu trước nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay. Theo xu thế đó, nhiều năm nay tỉnh Trà Vinh đã nỗ lực xây dựng các mô hình sản xuất nhằm phát triển nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vấn đề đầu ra cho nông sản sạch là một trở ngại, thách thức lớn. Vì thế, tỉnh Trà Vinh đang rất cần những giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ “nút thắt” này.


Gia Lai hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững

Gia Lai là tỉnh có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi để phát triển các loại cây trồng như: cà phê, hồ tiêu, mía... Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đồng thời xây dựng nhiều mô hình nông nghiệp sạch và bền vững…


Kết nối xanh hướng đến nền nông nghiệp sạch

Ngày 27/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức lễ phát động chương trình “Kết nối xanh hướng tới một nền nông nghiệp sạch”. Chương trình nhằm kết nối các hộ nông dân, người sản xuất trong tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp chế biến, thương mại sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn an toàn, chất lượng cao, cùng hợp tác trong chuỗi giá trị nông sản an toàn, minh bạch.



Đề xuất