Quảng Nam hạ thủy đôi tàu vỏ sắt đóng mới theo Nghị định 67

Quảng Nam hạ thủy đôi tàu vỏ sắt đóng mới theo Nghị định 67
Hai chiếc tàu hạ thủy được đóng mới theo kết cấu phục vụ nghề lưới rê dài ngày ở ngư trường xa bờ có chiều dài gần 28 mét, rộng 7 mét, cao 3,2 mét, được lắp máy chính hãng Mitsubishi, công suất mỗi chiếc đạt 830 CV với tổng đầu tư trên 32 tỷ đồng. Ảnh: Đoàn Hữu Trung-TTXVN
Hai chiếc tàu hạ thủy được đóng mới theo kết cấu phục vụ nghề lưới rê dài ngày ở ngư trường xa bờ có chiều dài gần 28 mét, rộng 7 mét, cao 3,2 mét, được lắp máy chính hãng Mitsubishi, công suất mỗi chiếc đạt 830 CV với tổng đầu tư trên 32 tỷ đồng.
Ảnh: Đoàn Hữu Trung-TTXVN
Hai chiếc tàu hạ thủy được đóng mới theo kết cấu phục vụ nghề lưới rê dài ngày ở ngư trường xa bờ, với tổng đầu tư trên 32 tỷ đồng của ngư dân Tạ Văn Lâu ở xã Duy Nghĩa và Lê Tuyến ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là đôi tàu vỏ sắt thứ 3 được nhà máy hạ thủy cho ngư dân Quảng Nam. Hai chiếc tàu mang số hiệu QNa 92345 TS và QNa 93719 TS. Cả hai chiếc đều có chiều dài gần 28 mét, rộng 7 mét, cao 3,2 mét và được lắp máy chính hãng Mitsubishi, công suất mỗi chiếc đạt 830 CV. Sau khi hạ thủy, đôi tàu hành nghề lưới rê này sẽ được đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề của Công ty cổ phần Đóng tàu Thiên Hậu Phước tiếp tục hoàn thiện để chính thức đưa vào hoạt động khai thác hải sản dài ngày trên biển ngay trong vụ khai thác trong tháng 7/2017. Ông Lê Tuyến, chủ tàu cá QNa 92345 TS cho biết, từ thực tế của các tàu vỏ thép được đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ được hạ thủy trước đó, muốn phương tiện hoạt động hiệu quả trên biển thì trong quá trình đóng tàu, chủ tàu và cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên trao đổi để đưa ra các giải pháp và có sự chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn của từng ngành nghề sản xuất, nhằm đảm bảo an toàn cho con tàu trong quá trình khai thác trên biển. Mặt khác, theo ông Tuyến, chủ tàu cũng không được phó mặc cho nhà máy mà phải được tham gia giám sát trong tất cả các giai đoạn từ khâu nhập nguyên liệu đến quá trình đóng tàu, kiểm tra nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ, nhằm đảm bảo kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu đầu vào đúng theo thiết kế đã được phê duyệt nhằm tránh tình trạng lắp ráp thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn hoặc cắt xén vật tư. Từng phần việc, từng công đoạn đóng tàu đều được giám sát chặt chẽ của chủ tàu và của các cơ quan chuyên môn nhằm tránh tình trạng tự ý cắt xén vật tư hoặc lắp đặt thiết bị không phù hợp, không đảm bảo chất lượng./.
Đoàn Hữu Trung 

Có thể bạn quan tâm