Quảng bá những giá trị lịch sử, di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai

Ngày 19/8, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp Bảo tàng tỉnh Gia Lai và Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau tổ chức triển lãm với chủ đề “Gia Lai - Thiên nhiên, con người và những di sản được tôn vinh”. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2023) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2023).

Quang ba nhung gia tri lich su, di san van hoa cac dan toc tinh Gia Lai hinh anh 1Triển lãm quảng bá những giá trị lịch sử - văn hóa giữa hai tỉnh Gia Lai và Cà Mau. Ảnh: Kim Há-TTXVN

Triển lãm giới thiệu hơn 60 hình ảnh, bảng trích, 83 hiện vật trưng bày các hình ảnh về các danh lam thắng cảnh, các công trình văn hóa, các di tích lịch sử, cộng đồng văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai, Không gian văn hóa cồng chiêng, Sử thi Bahnar, Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui... Gia Lai được mệnh danh là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc, với nhiều loại hình phong phú và đa dạng luôn gắn liền với cuộc sống của cộng đồng người dân tộc thiểu số từ ngàn đời; có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp thu hút đông đảo du khách đến tham quan.

Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau Cao Hồng Lĩnh cho biết, thông qua hoạt động liên kết, hợp tác giữa hai tỉnh nhằm quảng bá rộng rãi đến người dân tỉnh Cà Mau và du khách trong cả nước những giá trị về thiên nhiên và di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc tỉnh Gia Lai, trong đó có các di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được UNESCO vinh danh. Đồng thời, tăng cường quảng bá hình ảnh con người, thiên nhiên và các giá trị lịch sử, di sản văn hóa, truyền thống của hai tỉnh Cà Mau và Gia Lai đến với khách du lịch trong và ngoài nước, thúc đẩy việc thu hút và phát triển du lịch của mỗi địa phương.

Kim Há

Tin liên quan

Thái Nguyên: Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa

Theo đánh giá của UBND tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2021 đến nay, công tác quản lý, đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn có những chuyển biến tích cực. Các di sản được quan tâm đầu tư, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sinh hoạt văn hóa, tinh thần phục vụ nhân dân.


Cô gái Khmer Thạch Thị Ni Ta tâm huyết với những điệu múa của dân tộc

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê có đông đồng bào Khmer - xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, từ nhỏ, Thạch Thị Ni Ta (sinh năm 1997, thành viên Tổ ca múa dân tộc Khmer - Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long) đã có dịp tiếp xúc và nuôi dưỡng niềm đam mê với những điệu múa của đồng bào mình trong các dịp lễ, tết truyền thống. Bằng nhiệt huyết và tình yêu dành cho môn nghệ thuật múa của dân tộc, Ni Ta đã nỗ lực trau dồi những kỹ năng, trở thành diễn viên múa với nhiều thành tích. Cô gái trẻ này là người truyền cảm hứng, lan tỏa bộ môn nghệ thuật này đến các bạn trẻ, các em nhỏ đồng bào Khmer, góp phần gìn giữ và phát huy bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc.



Đề xuất