Phục dựng không gian tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt

Tác phẩm “Trăng mẫu hệ” thể hiện phong tục, tập quán theo mẫu hệ của người dân tộc bản địa ở Tây Nguyên. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
Tác phẩm “Trăng mẫu hệ” thể hiện phong tục, tập quán theo mẫu hệ của người dân tộc bản địa ở Tây Nguyên. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN

Trong khuôn khổ Festival hoa Đà Lạt lần thứ IX, sáng 20/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức triển lãm “Không gian hoa - Tượng gỗ Tây Nguyên”. Triển lãm có trên 100 tượng gỗ của các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên được sắp đặt giữa rừng thông Đà Lạt, thuộc khuôn viên Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng.

Phục dựng không gian tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt ảnh 1Tác phẩm “Bác Hồ với Tây Nguyên” của nghệ nhân K’Minh Tuấn (Lâm Đồng) trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN

Các tác phẩm trưng bày được Bảo tàng Lâm Đồng phối hợp với bảo tàng các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum cùng sưu tập, trưng bày cho người dân, du khách đến thưởng lãm. Trong không gian đồi thông thơ mộng của Bảo tàng Lâm Đồng, triển lãm sẽ giới thiệu đến công chúng trên 100 tượng gỗ được tuyển chọn từ các nhà điêu khắc, các nghệ nhân đồng bào dân tộc ít người ở Tây Nguyên. Các tượng gỗ được trưng bày, sắp đặt nghệ thuật trong bối cảnh của trên 1.000 chậu hoa đặc trưng của Đà Lạt càng tôn thêm những đường nét rắn rỏi, mộc mạc của tượng gỗ.

Phục dựng không gian tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt ảnh 2Tác phẩm “Trăng mẫu hệ” thể hiện phong tục, tập quán theo mẫu hệ của người dân tộc bản địa ở Tây Nguyên. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN

Tác phẩm trưng bày được phân thành các nhóm tượng nghệ thuật, tượng dân gian, tượng mang yếu tố tâm linh dùng trong các nghi lễ: mừng lúa mới, nghi lễ vong đời, lễ bỏ mả… của đồng bào dân tộc bản địa các tỉnh Tây Nguyên. Đây cũng là các tượng gỗ được chính những nghệ nhân, nhà điêu khắc người dân tộc bản địa Tây Nguyên tự sáng tác bằng thân cây gỗ tự nhiên bằng dụng cụ thô sơ như dao, rìu, xà gạc…

Phục dựng không gian tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt ảnh 3Tác phẩm trưng bày được phân thành các nhóm tượng nghệ thuật, tượng dân gian, tượng mang yếu tố tâm linh của đồng bào dân tộc bản địa các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN

Qua đó khắc họa hình ảnh lao động sản xuất của các dân tộc Tây Nguyên như chàng trai, cô gái lên nương, phát rẫy; cô gái mang gùi, phụ nữ xúc cá, thiếu nữ giã gạo. Ngoài ra, các bức tượng còn thể hiện những tình cảm gắn bó gia đình, cộng đồng và hình ảnh sinh hoạt đời sống thường ngày của bà con các dân tộc, lễ hội mừng lúa mới; biểu diễn cồng chiêng, già làng đánh trống, chàng trai thổi khèn bầu….

Phục dựng không gian tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt ảnh 4Nghệ nhân Y Thái Ban (người Ê đê, tỉnh Đắk Lắk) chế tác tượng gỗ “Người đàn ông đi rẫy” tại không gian của triển lãm. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN

Triển lãm mở cửa cho khách tham quan đến ngày 25/12/2022, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng.

Phục dựng không gian tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt ảnh 5Các nghệ nhân chế tác tượng gỗ ngay trong không gian triển lãm giúp khách tham quan tìm hiểu về những công đoạn sáng tác. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
Phục dựng không gian tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt ảnh 6Tượng gỗ Tây Nguyên được tạo hình bằng những dụng cụ rất thô sơ, gần gũi của người đồng bào bản địa. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
Phục dựng không gian tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt ảnh 7Tác phẩm trưng bày được phân thành các nhóm tượng nghệ thuật, tượng dân gian, tượng mang yếu tố tâm linh của đồng bào dân tộc bản địa các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN

Nguyễn Dũng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm