Phụ nữ mắc "COVID kéo dài" có nhiều triệu chứng hơn nam giới

Một nghiên cứu mới đây tại Italy cho thấy phụ nữ mắc hội chứng "COVID-19 kéo dài" (Long COVID) có nhiều triệu chứng hơn nam giới.

Trong nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe phụ nữ, Tiến sĩ Y khoa Giovanna Pelà tại Đại học Parma và Bệnh viện Đại học Parma và các đồng tác giả nghiên cứu đã tiến hành theo dõi và đánh giá những bệnh nhân sau mắc COVID-19 trong 5 tháng. Kết quả cho thấy 91% những bệnh nhân này tiếp tục gặp các triệu chứng COVID-19. Khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 kéo dài, tiếp sau là mệt mỏi. Nữ giới có triệu chứng nhiều hơn nam giới, với tỷ lệ 97% so với 84%.

Các tác giả kết luận cần có các nghiên cứu dài hạn để hiểu rõ hơn về những triệu chứng sinh lý liên quan tới giới tính cũng như tác động của việc điều trị bằng thuốc liên quan đến "COVID kéo dài". Những nghiên cứu này sẽ rất quan trọng để nắm được "quỹ đạo tự nhiên" của "COVID kéo dài", từ đó xây dựng và triển khai các chiến lược điều trị hiệu quả và đảm bảo sự công bằng trong việc điều trị cho phụ nữ và nam giới.

Hội chứng COVID kéo dài được định nghĩa là các triệu chứng dai dẳng kéo dài hơn 12 tuần sau các triệu chứng ban đầu của đợt nhiễm bệnh cấp tính. Theo các chuyên gia y tế, có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, đặc biệt ở những bệnh nhân đã trải qua điều trị hồi sức tích cực. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có 33% -76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện. Tình trạng này có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội. Hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thể chất và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và cho xã hội.


Phương Oanh

Tin liên quan

Mối liên hệ giữa hội chứng "COVID kéo dài" và viêm cơ não tủy

Khi các triệu chứng vẫn tiếp tục kéo dài sau khi mắc COVID-19, cô Valerie Murray, 38 tuổi, người Mỹ, thực sự cảm thấy bế tắc. Cô biết bản thân đang mắc hội chứng "COVID kéo dài", nhưng các bác sĩ chỉ có thể giải đáp phần nào những thắc mắc của cô đối với vấn đề này. Thông thường, các bác sĩ chỉ nói các triệu chứng của cô liên quan đến lo lắng. Trong khi đó, bà mẹ 2 con này gần như gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau, như ho dai dẳng, tim đập nhanh khiến giấc ngủ rối loạn, hay cơ thể dễ bị mệt mỏi quá sức.


Không nên xem thường chứng rối loạn thần kinh sau khi mắc COVID-19

Khác với căn bệnh về hô hấp khác, COVID-19 có thể tác động đến hầu hết các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả não. Đối với một số ít người, việc mắc COVID-19 có thể đi kèm với một giai đoạn rối loạn thần kinh hậu COVID-19. Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, bà Sarah Hellewell, chuyên gia nghiên cứu của Đại học Curtin (Australia) ngày 23/3 đưa ra một số đánh giá và khuyến cáo đáng chú ý về chứng rối loạn thần kinh sau mắc COVID-19.


Những nguy cơ biến chứng ở người cao tuổi gặp hội chứng COVID kéo dài

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh (British Medical Journal - BMJ) mới đây cho thấy những người trên 65 tuổi sau khi bị mắc COVID-19 sẽ có thể xảy ra nhiều biến chứng về sức khỏe hơn so với những người không bị bệnh này. Nói cách khác, hội chứng COVID kéo dài (Long COVID) ở nhóm người này được thể hiện qua nhiều bệnh, thay vì chỉ có tổn thương phổi và hệ hô hấp.



Đề xuất