Phong tục đón Tết của người Sán Chay ở Phú Thọ

Người Sán Chay chuẩn bị đón Tết rất chu đáo bởi sau một năm lao động vất vả, cần mẫn, đây là dịp để họ nghỉ ngơi, vui chơi, thăm hỏi và chúc tụng nhau những điều tốt lành.

 

Phong tuc don Tet cua nguoi San Chay o Phu Tho hinh anh 1
Điệu múa đón Tết của người Sán Chay, Phú Thọ.

Với trên 6.000 người, sinh sống quần tụ ở 6 làng thuộc các xã: Ngọc Quan, Hùng Long, Yên Kiện, Minh Phú, Tây Cốc và Vân Đồn, cũng như các dân tộc khác, dân tộc Sán Chay ở Đoan Hùng (Phú Thọ) có nhiều phong tục truyền thống mang bản sắc riêng, trong đó có tục đón Tết Nguyên Đán, làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Thời gian ăn Tết của người Sán Chay kéo dài từ 25 tháng Chạp đến hết rằm tháng Giêng âm lịch. Những ngày cuối năm, mọi người đều tất bật với công việc chuẩn bị đón Tết. Đầu tiên là mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, chủ nhà thắp một nén hương thơm lên bàn thờ mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.

Tiếp đó là việc chuẩn bị để làm các loại bánh trái ngày Tết: Bánh chưng là thứ bánh không thể thiếu được của mỗi gia đình, bánh không chỉ để ăn trong những ngày Tết mà còn làm quà biếu để đi lễ Tết họ hàng nội ngoại. Một loại bánh nữa được ưa chuộng là bánh gai, bánh làm bằng bột gạo nếp trộn với lá gai và mật mía rồi cho vào cối giã nhuyễn, gói bằng lá chuối khô, bên trong là nhân đỗ xanh sau đó cho vào chõ xôi tới chín, bó 5 chiếc thành một cầu bánh để lên bàn thờ thắp hương, số còn lại để ăn dần trong những ngày Tết. Cùng với các loại bánh làm bằng gạo nếp, người Sán Chay còn làm bún, món ăn phổ biến trong các dịp lễ Tết.

Theo quan niệm của người Sán Chay, giấy đỏ biểu trưng cho niềm vui, sự tốt lành, sung túc, mùa màng bội thu, đồng thời còn mang ý nghĩa tâm linh là xua đuổi ma quỷ, thú dữ, sâu bọ. Dán giấy đỏ lên những nơi quan trọng với họ chính là bắt đầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc, an khang thịnh vượng.Bởi thế, trước Tết 2 ngày (khoảng 28, 29 tháng Chạp), tất cả dụng cụ thuộc về gia đình, từ cái cuốc, cái xẻng, con dao, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại chăn nuôi... đều được dán giấy đỏ để các đồ vật này cũng được "nghỉ Tết" như con người. Các vị trí như cổng ngõ, cửa ra vào, bàn thờ tổ tiên, cối xay, cối giã gạo, các cây lưu niên trong vườn cũng được dán giấy đỏ. Toàn bộ ngôi nhà vườn tược bỗng nhiên nhuộm sắc đỏ rực rỡ trong những ngày Tết.
 
Phong tuc don Tet cua nguoi San Chay o Phu Tho hinh anh 2
Dán giấy đỏ ngày Tết

Ngày 30 Tết là ngày quan trọng nhất trong năm, từ sáng sớm, việc vệ sinh nhà cửa và đồ dùng trong nhà được mọi thành viên trong gia đình thực hiện rất khẩn trương, sau đó là việc trang hoàng sắp đặt bàn thờ tổ tiên. Cũng như người kinh, bàn thờ của người Sán Chay cũng có mâm ngũ quả, bánh kẹo, cành đào, cành mận hoặc hoa hải đường… Bàn thờ được chia làm hai khu vực, nơi trang trọng nhất là để thờ các cụ tổ đã ngoài 5 đời, bàn thờ này chỉ bày hoa thơm, quả ngọt và nước trà vì người Sán Chay quan niệm đã quá 5 đời thì các cụ đã thành tiên nên đồ thờ là các thức chay tinh khiết. Bên dưới là bàn thờ các cụ dưới 5 đời và đồ cúng gồm các thức ăn mặn. Buổi chiều 30 Tết, các thành viên trong gia đình đều tất bật chuẩn bị cho mâm cơm cúng tổ tiên và bữa cơm tất niên. Tùy theo từng dòng họ mà mâm cơm dâng lên tổ tiên ngày 30 Tết cũng có những hình thức khác nhau. Nhưng có một thức không thể thiếu được là thủ lợn hoặc gà trống.

Sáng ngày mồng một  Tết, Già làng cùng các bậc cao niên trong làng làm mâm cỗ thịnh soạn để cúng lễ Thành hoàng tại đình làng gọi là lễ “Cầu Dềnh”. Già làng đại diện cho làng khấn Thổ công và xin âm dương cho cả làng được vạn sự tốt lành, mùa màng tốt tươi, mưa hoà gió thuận, còn các gia đình thì cúng tổ tiên tại nhà mình, mời tổ tiên ăn cỗ mừng năm mới và xin tổ tiên phù hộ cho con cháu, cho dòng tộc được hưởng sự tốt lành. Sau khi cúng gia tiên, cả nhà quây quần bên mâm cỗ, con cháu mừng tuổi cho ông bà, trẻ nhỏ, sau đó chủ nhà và các con trai lớn đi chúc tết các gia đình trong thôn bản, còn các bà, các chị thì ở nhà làm cơm đón khách và vui tết tại nhà mình. Phải đến ngày mồng 2 trở đi thì các bà, các chị mới được đi chúc Tết xóm làng.

Những ngày này, từ các nẻo đường, ngõ xóm, màu áo chàm sẫm với những chiếc thắt lưng đẹp như hoa rừng khoe sắc thắm rực rỡ trong gió xuân. Hội làng được tổ chức với các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, ném còn, đi cà kheo…Và không thể thiếu làn điệu Sình ca. Nội dung các bản Sình ca đề cập đến nhiều lĩnh vực của đời sống: Từ tình yêu đôi lứa đến tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu lao động. Cuộc hát được tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, từ gia đình nọ sang gia đình kia, từ sáng sớm tới tận đêm khuya.

Với người Sán Chay, từ xưa đến nay, Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp ăn ngon, mặc đẹp mà ngày Tết còn để gắn kết các thành viên trong mỗi gia đình, dòng tộc và cả cộng đồng làng xã, mọi người sẽ gần nhau hơn qua mâm cơm ngày Tết, qua lời chúc tụng vui vẻ và qua câu hát Sình ca. Đó cũng là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Sán Chay ở Đoan Hùng trong mỗi độ Tết đến xuân về.
 
Theo dantocviet.cinet.gov.vn 

Tin liên quan

Vui Tết cổ truyền Hồ Sự Chà của dân tộc Hà Nhì nơi cực Tây của Tổ quốc

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì (thuộc hai nhóm Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ) sinh sống tại hơn 20 bản của 4 xã vùng biên gồm: Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé). Về miền cực Tây vào thời điểm này, được dự Tết cổ truyền Hồ Sự Chà, du khách sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa phong phú, đa dạng, mang đậm sắc thái đặc trưng của dân tộc Hà Nhì.


Vui Tết hoa mào gà cùng đồng bào Cống

Dân tộc Cống là một trong 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đồng thời là một trong 5 dân tộc ít người ở địa phương này. Tại tỉnh Điện Biên, đồng bào Cống sinh sống tập trung ở 4 bản Púng Bon, Huổi Moi, Nậm Kè và Lả Chà thuộc ba xã của các huyện Nậm Pồ, Mường Nhé và Điện Biên với hơn 210 hộ, trên 1.150 nhân khẩu.


Ngày hội văn hóa và Tết lúa mới của dân tộc Bố Y ở Hà Giang

Vào dịp tháng 8 âm lịch hàng năm, các gia đình người Bố Y ở Hà Giang - một trong những dân tộc rất ít người của Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị cho Tết lúa mới. Lễ mừng lúa mới được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn tổ tiên, trời đất đã giúp mang lại một năm mùa màng tốt tươi, ấm no.


Đồng bào Chăm vui tết Roya Haji

Lễ Roya Haji của người Chăm Islam ở tỉnh An Giang diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 10 tháng 12 Hồi lịch (năm nay tương ứng từ ngày 9 - 11/8 dương lịch).


Độc đáo Tết So lọc của người Tày, Nùng

Tết mùng 6 tháng 6 âm lịch hay còn gọi là Tết So lọc của người Tày, Nùng ở xã Ea Wy, huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống mà dù cho xa quê đã nhiều năm qua nhưng người dân nơi đây vẫn còn lưu giữ.


Người Chăm vui tết Ramưwan

Khác với lễ Ramadan của người Hồi giáo Islam, Tết Ramưwan của người Chăm Bàni là sự kết hợp của nhiều nghi lễ truyền thống như: Lễ tảo mộ, lễ cúng bái tổ tiên tại nhà và tháng chay niệm Ramadan của các thầy Char tại chùa, tháp…


Độc đáo Tết té nước của dân tộc Lào ở Điện Biên

Ngày 13/4, tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Lào (1 trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên) đã tổ chức Tết truyền thống - Tết té nước (Bun Huột Nặm) thu hút hàng nghìn người dân trên địa bàn và du khách thập phương về dự.


Tái hiện Tết nhảy của đồng bào người Dao quần chẹt

Nằm trong chuỗi các hoạt động của ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2019, ngày 13/2/2019 (tức ngày mồng 9 Tết Kỷ Hợi), tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào người Dao quần chẹt ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức tái hiện Tết nhảy và nghi lễ Tết độc đáo của dân tộc mình.


Đặc sắc Tết của người M'Nông

Người M’Nông xuất hiện sớm nhất ở Tây Nguyên đến nay còn bảo lưu được nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc. Kết thúc mùa trồng trỉa, người M’Nông bắt đầu tổ chức đón Tết.


Độc đáo Tết của người J'rai

Tết của người Jrai được bắt đầu khi những cây mai vàng kết trái và cũng là lúc mùa khô kết thúc để nhường chỗ cho những giọt mưa đầu tiên rớt xuống trên những cành cây, nương rẫy bị khô hạn.


Tục giữ lửa ngày Tết

Tục giữ lửa ngày Tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt nói chung và của các đồng bào dân tộc nói chung. Tục giữ lửa mở đầu cho những điều tốt đẹp trongnăm mới, tạo niềm tin để họ lạc quan sang năm mới hăng hái làm ăn, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.


Đồng bào Mông ở Sơn La đón Tết

Những ngày này, đồng bào Mông ở một số địa phương của tỉnh Sơn La đang tổ chức đón Tết. Tết của đồng bào Mông đến sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng (từ ngày mồng 1 tháng 12 Âm lịch hàng năm), là dịp để đồng bào Mông vui chơi, gặp gỡ sau một năm lao động vất vả.


Điện Biên: Cộng đồng dân tộc Khơ Mú ở Pú Tửu háo hức đón Tết cổ truyền

Bản Pú Tửu (xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) nằm trong lòng chảo Mường Thanh, cách thành phố Điện Biên Phủ gần mười cây số, nơi đây hiện có khoảng 100 hộ với hơn 400 nhân khẩu là người Khơ-mú sinh sống. Gần 20 năm qua từ khi định cư, lập bản, đồng bào Khơ-mú ở bản Pú Tửu đã tổ chức đón tết “con Keo” trùng với thời gian Tết nguyên đán của đồng bào người Kinh.


Độc đáo Tết cơm mới của người Xá Phó ở Lào Cai

Vừa qua, Bộ VHTTDL phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai tổ chức phục dựng Lễ hội Tết cơm mới (còn gọi Già sợ da) của người Xá Phó (dân tộc Phù Lá) tại thôn Khe Van, xã Sơn Thủy, Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động nhằm thực Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020 về bảo tồn, phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số thuộc chương trình mục tiêu phát triển văn hóa.


Độc đáo Tết cơm mới của đồng bào vùng cao Lào Cai

Hằng năm cứ vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 9 âm lịch, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai lại tổ chức lễ mừng cơm mới. Trong hệ thống các nghi lễ nông nghiệp của đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai, nghi lễ ăn cơm mới hay còn gọi là Tết cơm mới có ý nghĩa quan trọng nhất. Nghi lễ này không chỉ hàm chứa một giá trị văn hóa độc đáo về tín ngưỡng, tâm linh mà còn thể hiện sự tôn vinh cây lúa - cây nông nghiệp quan trọng nhất trong đời sống sản xuất và sinh hoạt của các tộc người ở Lào Cai



Đề xuất