Phong tục cưới hỏi truyền thống của Nga

Phong tục cưới hỏi truyền thống của Nga
Mùa cưới ở Nga thường diễn ra vào thời gian là sau Lễ giáng sinh và kéo dài cho đến Lễ tiễn mùa đông, nó còn được gọi là “svadebnik”. Nhưng ngày nay lễ cưới của thanh niên thường diễn ra vào mùa xuân, cuối hè hoặc vào mùa thu. Lễ cưới hiện đại vẫn thường kéo dài.
 

Ở Nga tục lệ làm lễ cưới tại nhà thờ phổ biến hơn. Tuy nhiên theo luật pháp của Nga thì nó chỉ có thể được phép tiến hành sau khi cô dâu chú rể đã làm đăng ký kết hôn tại phòng hộ tịch. Với người dân Nga, lễ cưới là một nghi thức rất đẹp và xúc động. Khi đứng làm phép cưới, cô dâu chú rể sẽ xin thề sẽ luôn chung thủy lúc hoạn nạn cũng như lúc sung sướng. Người Nga cho rằng, sau đó đôi vợ chồng sẽ nhận thức sâu sắc hơn sự phụ thuộc vào nhau và sẽ sống với nhau trong một thời gian dài vì đạo chính thống không cho phép ly hôn.

Trước khi tiến hành đăng ký kết hôn, vị hôn phu phải “chuộc” cô dâu từ những vị khách theo truyền thống, anh ta cũng phải trải qua những thử thách là một loạt những cuộc thi nhỏ mà kết thúc người chồng chưa cưới theo truyền thống sẽ phải thanh toán với tất cả những người tham dự bằng tiền và quà tặng.

 

Theo truyền thống Nga, váy cưới, nhẫn và giày cho cô dâu đều do chú rể mua, còn gia đình cô dâu sẽ chỉ cần đảm bảo của hồi môn cho cô dâu. Đó là một bộ đồ trải giường, bát đũa và đồ gỗ.

Trên bàn tiệc cưới buộc phải có những món ăn làm từ thịt chim – biểu tượng của một cuộc sống gia đình hạnh phúc và chung sống hòa bình. Bánh nướng trong ngày cưới ở Nga thì được gọi là “kurnik”. Nó được làm từ bánh tráng hoặc bột nhạt, có nấm, thịt gà, cơm đi kèm hoặc loại nhân khác.

Theo truyền thống của Nga thì khi đôi vợ chồng mới cưới về nhà chú rể, mẹ chú rể tiếp đón họ bằng bánh mỳ – muối. Tất cả những vị khách đều theo dõi xem ai sẽ lấy miếng bánh to hơn: người đó sẽ là chủ gia đình. Đám cưới hiện đại thường kéo dài 2 đến 3 ngày.

Theo motthoangnuocnga.com

Có thể bạn quan tâm