Phong tục cưới hỏi của Người Mông

Người Mông ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) thường tổ chức cưới hỏi vào dịp đầu năm. Khi chàng trai người Mông thích một cô gái, chàng sẽ về thưa chuyện với bố mẹ. Nhà trai tìm ông mối là người có uy tín trong dòng họ để sang nhà gái làm lễ hỏi.

Phong tuc cuoi hoi cua Nguoi Mong hinh anh 1Đoàn nhà trai đưa lễ vật sang nhà gái để xin dâu. Ảnh: Sùng A Chầu

Vào ngày đón dâu, cô dâu chú rể mặc những bộ trang phục mới nhất và đẹp nhất. Gia đình chú rể nhờ ông mối làm đại diện dẫn đoàn đi đón dâu. Nhận xong lễ vật, nhà gái làm thủ tục cúng tổ tiên, nhà trai nộp lễ và xin đón dâu. Làm xong các thủ tục, hai gia đình cùng ngồi vào mâm cơm uống rượu, chúc mừng hạnh phúc của cô dâu, chú rể.

Phong tuc cuoi hoi cua Nguoi Mong hinh anh 2Chuẩn bị trang phục cho chú rể trước khi sang nhà gái đón dâu. Ảnh: Sùng A Chầu
Phong tuc cuoi hoi cua Nguoi Mong hinh anh 3Vào ngày đón dâu, cô dâu mặc trên người bộ trang phục mới nhất và đẹp nhất. Ảnh: Sùng A Chầu

 

Phong tuc cuoi hoi cua Nguoi Mong hinh anh 4Khi đưa cô dâu về nhà chồng, dù ở gần hay ở xa, người Mông ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đều phải tổ chức ăn bữa cơm dọc đường. Ảnh: Sùng A Chầu

 

Phong tuc cuoi hoi cua Nguoi Mong hinh anh 5Giã bánh giầy, chuẩn bị món bánh truyền thống mừng cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc. Ảnh: Sùng A Chầu

Khi đưa cô dâu về nhà chồng, dù ở gần hay ở xa, người Mông đều phải tổ chức ăn bữa cơm dọc đường. Người Mông cho rằng, bữa cơm đó là để báo với các vị thần linh là nhà trai đã đón được con gái nhà người ta về làm dâu và mời các vị thần linh chứng kiến…

Sùng A Chầu

Tin liên quan

Đặc sắc nghi lễ cưới hỏi của người Mông xanh

Là dân tộc ít người ở Việt Nam, người Mông xanh cư trú chủ yếu ở 2 thôn Nậm Tu Thượng và Nậm Tu Hạ của xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Người Mông xanh hiện vẫn còn lưu giữ được phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là nghi lễ cưới hỏi đặc sắc.


Dân tộc Mông

Người Mông quần tụ trong từng bản vài chục nóc nhà. Nhà trệt, ba gian hai chái, có từ hai đến ba cửa. Gian giữa đặt bàn thờ.


Những "bí ẩn" bên trong ngôi nhà người Mông ở Nghệ An

Khác với các cộng đồng dân tộc khác ở miền Tây Nghệ An, việc dựng nhà và bố trí trong căn nhà của người Mông gắn liền với cuộc sống quanh năm trên núi cao và mang một nét đặc trưng riêng tiêu biểu cho nền văn hóa lâu đời của họ.


Độc đáo trang phục cưới của người Mông Yên Bái

Cũng như các dân tộc khác, lễ cưới là ngày đại hỷ của người Mông nên cô dâu, chú rể và mọi người tham dự đều chọn cho mình bộ trang phục mới nhất, đẹp nhất để mặc. Đặc biệt, trang phục của cô dâu làm khá công phu với nhiều hoa văn độc đáo và nổi bật trong lễ cưới.


Tục cân nước để dự báo thời tiết của người Mông

Xưa nay, đồng bào Mông sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Mỗi mùa vụ, họ thường không chủ động được nguồn nước tưới mà phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Sau nhiều kinh nghiệm tích lũy, người Mông xưa có tục cân nước để dự báo thời tiết. Ðây được xem là việc làm hết sức quan trọng và sẽ được các gia đình thực hiện một lần vào thời khắc đầu tiên của năm mới.


Lễ cúng rừng của người Mông ở Lử Thẩn

Hằng năm, người Mông xã Lử Thẩn, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) đều tổ chức lễ cúng rừng để cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp đến với con người, vật nuôi và cây cối.


Nghề chạm bạc truyền thống của người Mông ở Lao Xa

Người Mông có rất nhiều nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm đặc trưng của dân tộc, trong đó chạm, khắc bạc ở thôn Lao Xa, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn( Hà Giang) là một trong những nghề lâu đời ở vùng Cao nguyên đá, đang được gìn giữ và phát huy hiệu quả.


Nghề làm giấy của người Mông ở Sơn La

Ở Sơn La, dân tộc Mông chiếm khoảng 13%, đứng sau người Thái và người Kinh. Họ có 3 nhóm: Mông hoa, Mông đen và Mông trắng. Trong nền kinh tế cổ truyền, người Mông có một số nghề thủ công truyền thống đặc sắc, phục vụ đắc lực cho cuộc sống hàng ngày của đồng bào, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc vẫn được bảo lưu cho tới ngày nay như: Nghề dệt vải lanh, in hoa văn bằng sáp ong, nghề rèn, làm đồ mộc... và một nghề mà sản phẩm của nó không thể thiếu được trong cuộc sống tâm linh của đồng bào, đó là nghề làm giấy thủ công.


Lễ tạ ơn và đặt tên con của người Mông ở Cao Bằng

Khi đứa trẻ ra đời được 3 ngày, người Mông ở Cao Bằng có tục lệ làm lễ tạ ơn bà mụ và đặt tên cho con. Nghi lễ này được người Mông tổ chức lớn như lễ đầy tháng của người Tày, Nùng khi mời tất cả anh em, họ hàng nội, ngoại và hàng xóm đến dự. Đây là phong tục đẹp, có ý nghĩa đến nay vẫn được người Mông gìn giữ khá nguyên vẹn.


Đồng bào Mông rộn ràng đón Tết truyền thống

Những ngày này ở các bản làng vùng cao của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, bà con dân tộc Mông đang rộng ràng đón Tết truyền thống. Diễn ra từ ngày 30/11 âm lịch hàng năm và kéo dài trong nhiều ngày, phong tục đón Tết của đồng bào Mông vùng cao đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu. Đây là dịp để đồng bào Mông vui chơi, gặp gỡ sau một năm lao động vất vả.


Đồng bào Mông ở Sơn La đón Tết

Những ngày này, đồng bào Mông ở một số địa phương của tỉnh Sơn La đang tổ chức đón Tết. Tết của đồng bào Mông đến sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng (từ ngày mồng 1 tháng 12 Âm lịch hàng năm), là dịp để đồng bào Mông vui chơi, gặp gỡ sau một năm lao động vất vả.


Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trang phục của đồng bào Mông

Nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong trang phục của đồng bào Mông, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng của bản du lịch Sin Suối Hồ, từ ngày 21/11 - 5/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu tổ chức lớp truyền dạy vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong tại bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Lớp học nhận được sự ủng hộ của đông đảo đồng bào Mông trên địa bàn.


Đặc sắc lễ hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông

Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Du lịch huyện Tam Đường năm 2018, ngày 20/10/2018, tại xã Khun Há, huyện Tam Đường (Lai Châu) diễn ra Hội thi giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông, đây là một trong những hoạt động mang đậm nét sắc màu vùng cao của Lai Châu nói riêng và của Tây Bắc nói chung.


Tái hiện Lễ “Giải hạn – nối số” của đồng bào dân tộc Mông

Ngày 2/9, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), bà con đồng bào dân tộc Mông ở xã Cao Minh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã tái hiện Lễ “Giải hạn – nối số” của dân tộc mình để cầu mong hạnh phúc, bình an, may mắn đến tất cả mọi người.


Tục đặt tên và đặt lại tên đệm của người Mông

Đồng bào dân tộc Mông có nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó nghi lễ đặt tên và đặt lại tên đệm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chứng tỏ sự tồn tại của thành viên mới trong gia đình và đánh dấu mốc trưởng thành của con người.


Giản dị nam phục người Mông

Nam phục của người Mông còn giữ lại nhiều nét chung nhất giữa các nhóm Mông. Bộ nam phục Mông được may bằng vải nhuộm chàm của người hay đen của người Thái, Tày hay vải lanh, vải láng đen mua ở chợ.


Ném pao - trò chơi độc đáo của người Mông

Ném pao (pó po) - trò chơi dân gian truyền thống đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng có ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Trò chơi ném pao của người Mông là một trong những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của tộc người.


Lễ vào nhà mới của người Mông

Theo quan niệm của người Mông, cuộc đời con người quan trọng nhất là dựng nhà, lập gia đình và sinh con, phát triển gia đình. Cho nên nhà dù lớn hay nhỏ, làm bằng gỗ hay trình tường nhưng dựng nhà là mối quan tâm hàng đầu. Nhà làm xong, gia chủ sẽ chọn một ngày lành, tốt để làm các thủ tục, nghi lễ vào nhà mới.


Tục lệ đám ma của người Mông Cốc Ly

Cụ Giàng A Mẩy, 82 tuổi, người dân tộc Mông, xã Cốc Ly thuộc huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai đã qua đời theo phong tục tập quán lâu đời của dân tộc, người Mông coi trọng nghi lễ thờ cúng đồng thời họ phải tổ chức ma chay thật chu đáo và cẩn thận như một nét văn hóa được gìn giữ từ đời này qua đời khác.


Cối xay bằng đá của người Mông Nà Mộ

Thôn Nà Mộ, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) có 113 hộ dân, chủ yếu là đồng bào Mông. Người dân nơi đây còn giữ được nhiều công cụ lao động độc đáo, trong đó chiếc cối xay bằng đá là vật dụng gắn bó, mang ý nghĩa tâm linh.



Đề xuất