Phong tục cưới hỏi của người Bahnar

Với người Bahnar, phong tục cưới hỏi có ý nghĩa rất quan trọng. Tùy từng vùng, miền mà phong tục này có những điểm khác nhau nhưng nhìn chung vẫn giữ được nét nguyên sơ, giàu tính nhân văn.

Phong tuc cuoi hoi cua nguoi Bahnar hinh anh 1Ngày cưới của người Bahnar bao giờ cũng là ngày trăng tròn, ngày được coi là tốt nhất để tiến hành công việc trọng đại. Đám cưới diễn ra trọn một ngày và là ngày hội của làng. Ảnh: Hải Quỳnh

Trước khi tổ chức lễ cưới, gia chủ phải chuẩn bị lễ vật gồm 1 ché rượu cần, 1 con gà với bộ gan được luộc chín và 1 đĩa tiết sống. Trước sự chứng kiến của 2 gia đình, người đại diện làm lễ khấn báo với thần bản mệnh của cộng đồng. Sau đó, ông mối cầm tay có đeo vòng của cô dâu và chú rể chạm vào nhau, yêu cầu 2 người ăn chung 1 cái đùi gà, 1 miếng gan gà, uống 1 chén rượu cúng. Trước sự chứng kiến của mọi người, ông mối đưa ra lời thề: Nếu chàng trai bỏ cô gái thì sẽ phải đền 1 con trâu, 1 tạ heo (lợn) và 50 ché rượu cần; ngược lại, bên cô gái cũng phải vậy, phải nghe lời gia đình, phải yêu thương nhau đến già.

Phong tuc cuoi hoi cua nguoi Bahnar hinh anh 2Nghi thức trao vòng cưới của cô dâu, chú rể người Bahnar. Ảnh: Hải Quỳnh
Phong tuc cuoi hoi cua nguoi Bahnar hinh anh 3Vật phẩm trong lễ cưới bao gồm 1 ché rượu cần, 1 con gà với bộ gan được luộc chín và 1 đĩa tiết sống. Ảnh: Hải Quỳnh

Kết thúc phần lễ, già làng mời mọi người cùng uống rượu cần, thụ lễ và chia vui cùng gia đình. Nghi thức và phong tục cưới hỏi của người Bahnar thể hiện một nét văn hóa đẹp, rất cần được gìn giữ, phát huy, góp phần bảo tồn kho tàng văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam.

Hải Quỳnh

Tin liên quan

Gia Lai phục dựng nghi lễ lên nhà Rông mới của đồng bào Bahnar

Sau nhiều tháng chung tay xây dựng nhà Rông mới, ngày 14/11, người dân làng Đê KJêng, xã Ayun, huyện Mang Yang (Gia Lai) cùng nhau quây quần chuẩn bị cho nghi lễ lên nhà Rông mới. Nghi lễ này được phục dựng theo đúng nghi lễ truyền thống của đồng bào Bahnar nơi đây sau hàng chục năm bị lãng quên.


Lễ thổi tai của người Bahnar

Người Bahnar ở làng Leng, xã Tơ Tung, huyện K'Bang (Gia Lai) quan niệm rằng, vạn vật hữu linh, mọi vật đều chịu sự tác động của những vị thần linh khác nhau, trong đó Lễ thổi tai được thực hiện đầu tiên trong các nghi lễ vòng đời của mình.


Nét đẹp văn hóa cúng kho lúa đầu năm mới của đồng bào Bahnar

Xuất phát từ tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đồng bào dân tộc Bahnar ở Gia Lai cho rằng mọi vật đều có tâm hồn. Năm mới, khi vụ mùa đã được thu hoạch xong, lúa đem từ đồng về chất đầy kho là thời điểm đồng bào Bahnar tổ chức cúng kho lúa, cầu mong thần lúa cho dân làng dồi dào sức khỏe, mùa vụ sau bội thu...


Lễ cúng đầu năm của người Bahnar

Nhịp sống đô thị và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã len lỏi vào từng buôn, làng nhưng nét văn hóa bản sắc của người Bahnar làng Mơhra (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, Gia Lai) vẫn được được lưu truyền, gìn giữ và có sức sống mạnh mẽ. Trong đó, lễ cúng đầu năm gồm cúng xin sức khỏe và lễ cúng Kuai là một trong những nét đẹp đặc trưng trong đời sống tinh thần của cư dân nơi đây.


Nét đẹp trong phong tục cưới hỏi của người Bahnar

Mỗi dân tộc có tục cưới hỏi khác nhau thể hiện nét truyền thống mang đậm tính nhân văn riêng. Người Bahnar cũng thế, họ quan niệm trong đời người quan trọng nhất là hôn nhân nên tục lệ có sự chuẩn mực mang tính ràng buộc để tránh những sự hời hợt trong cộng đồng mà không phải dân tộc nào cũng có.


Tục cưới hỏi của người Ba - na

Trải qua những giai đoạn dài phát triển, người Ba - na tồn tại chế độ hôn nhân một vợ, một chồng bền vững, phong tục cưới xin tuy còn nhiều nét nguyên sơ nhưng giàu tinh thần nhân văn và mang đậm sắc thái tộc người.


Lễ trả ơn của người Bahnar

Theo phong tục của người Bahnar, “Soi pne công roong lăng” là lễ trả ơn những người đã từng giúp đỡ họ lúc khó khăn. Đây là một tập tục đẹp, là ngày hội nhỏ của mỗi gia đình người Bahnar.


Quà mừng cưới của người Ba Na

Đám cưới của người Ba Na không phải nấu nướng cầu kỳ, chỉ có cháo đặc và rượu, thịt nhưng bà con gần xa đến chung vui rất đông. Khi đến dự cưới và chúc phúc cho cô dâu, chú rể, mọi người thường mang theo những món quà tặng cho cô dâu, chú rể rất ấn tượng…


Lễ kết nghĩa của người Bahnar

Người Bahnar ở làng Klot, xã Kon Gang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) có lễ Tơ Mon (còn gọi là lễ bú vú, lễ kết nghĩa mẹ con).


Tục "bẻ cần" của người Bahnar

Với người Bahnar, lễ hội nào cũng có rượu cần. Từ việc cưới hỏi, ma chay, mừng nhà rông, nhà mới, mừng lúa mới… đều dùng rượu cần làm thủ tục thết đãi. Ngoài ra, rượu cần còn có mặt trong tập tục “bẻ cần”.


Lễ trả ơn-Ngày hội nhỏ của gia đình Bahnar

“Soi pne công roong lăng” trong phong tục của người Bahnar là lễ trả ơn ân nhân đã từng giúp đỡ bản thân, gia đình trong thời khắc khó khăn để tạo dựng được cuộc sống ấm no, ổn định. Đây là một nét đẹp trong tập tục của người Bahnar trên vùng đất Gia Lai, được xem như ngày hội nhỏ của mỗi gia đình.


Lễ vào nhà mới của đồng bào Bahnar

Đối với người Bahnar, dựng nhà là một việc lớn và cần nhờ đến nhiều công sức của bà con trong buôn, làng. Mọi người chung sức, đồng lòng, tương trợ nhau để hoàn thành ngôi nhà.


Lễ Sơmă Kơcham của người Bahnar

Tháng 3, khi hoa Pơ-lang (hoa gạo) nở cũng là lúc đồng bào dân tộc Bahnar ở Mơ H’Ra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (Gia Lai) tổ chức lễ hội Sơmă Kơcham.


Lễ đâm trâu của đồng bào Bahnar

Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Bahnar có tục đâm trâu khi làng có sự kiện trọng đại hoặc mở hội mừng xuân. Theo các già làng thì người Bahnar có 3 việc cần giết trâu. Một là cầu bình yên. Hai là, khi làng có chuyện vui trọng đại. Ba là, trong làng có người chết, nhà chủ mổ trâu để tiếp đãi những người đến chia buồn.



Đề xuất