Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa

Lúa bị bệnh đạo ôn. Ảnh: Phan Tuấn Anh
Lúa bị bệnh đạo ôn. Ảnh: Phan Tuấn Anh

Dọn sạch tàn dư rơm rạ và cỏ dại mang mầm bệnh trên đồng ruộng. Gieo cấy các giống kháng hoặc chống chịu với bệnh đạo ôn. Kiểm tra hạt giống và xử lý giống ở nhiệt độ thích hợp. 

Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa ảnh 1Lúa bị bệnh đạo ôn. Ảnh: Phan Tuấn Anh

1. Triệu chứng:

- Trên lá lúa: vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt. Về sau, vết bệnh lớn dần có hình thoi, rộng ở phần giữa, nhọn ở hai đầu, ở giữa vết bệnh màu xám tro, xung quanh nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khỏe có màu nâu nhạt. Khi bệnh nặng, các vết bệnh nối liền nhau làm cho lá bị cháy, nơi bị nhiễm nặng có thể bị cháy trụi hoàn toàn, bộ rễ bị thối và lúa không hồi phục.

- Trên đốt thân: vết bệnh màu nâu bao quanh đốt thân làm đốt khô, teo lại. Các đốt thân gần gốc bị mục ra làm cho gốc bị gãy đổ.

- Cổ bông, cổ gié: vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen đoạn cổ giáp tai lá về sau lớn dần làm cổ bông héo, bông lúa trắng hoặc lép lửng.

- Trên hạt: Vết bệnh không định hình, có màu nâu xám. Nấm đen ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn truyền bệnh sang vụ khác.

Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa ảnh 2Kiểm tra diện tích lúa để thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh đạo ôn. Ảnh: Văn Dũng

2. Biện pháp phòng trừ:

- Dọn sạch tàn dư rơm rạ và cỏ dại mang mầm bệnh trên đồng ruộng. Gieo cấy các giống kháng hoặc chống chịu với bệnh đạo ôn. Kiểm tra hạt giống và xử lý giống ở nhiệt độ thích hợp. Mật độ gieo, cấy vừa phải. Bón phân với tỷ lệ cân đối giữa phân chuồng và N:P:K, bón tập trung nặng đầu, nhẹ cuối, sao cho khi lúa trỗ bông có bộ lá đòng màu xanh hơi vàng là đạt yêu cầu. Khi bị bệnh đạo ôn, không để ruộng khô hạn, không bón phân đạm, không phun các loại phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Nếu ruộng bị đạo ôn lá nặng sau khi phun thì 5 - 7 ngày còn vết trên lá non dạng cấp tính phải phun thuốc lại lần 2.

- Giữ mực nước đầy đủ, thường xuyên trên mặt ruộng, tùy nhu cầu nước theo từng giai đoạn của cây lúa (3 cm - 5 cm), tránh để ruộng khô nước khi bệnh đạo ôn xảy ra.

- Cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện.

- Đối với bệnh đạo ôn cổ lá, cổ bông, cần theo dõi chặt chẽ thời gian lúa vào trỗ. Ruộng đạo ôn lá lúa đã chữa trị khỏi thì ruộng đó ít nhiều bị bệnh đạo ôn cổ lá và cổ bông, do đó bước vào giai đoạn bắt đầu sắp trỗ đều phải phun thuốc. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho đạo ôn cổ bông phát triển gây hại, cần phun phòng cho các ruộng gieo, cấy trước khi lúa trỗ 5 - 7 ngày, nhất là khi trỗ gặp điều kiện nhiệt độ dưới 280 C, tiết trời râm mát, có mưa nhỏ hoặc mưa rào.

- Những ruộng lúa xanh tốt, thừa đạm khi trỗ 20 - 30%, gặp gió mùa Đông Bắc muộn, thường hay bị bệnh đạo ôn cổ bông gây hại. Dùng các thuốc đặc hiệu để phun trừ bệnh như: Beam 75WP, Filia 525SC, Kabim 30WP, Trizole… Kết hợp phun thuốc phòng khô vằn, thối thân, thối bẹ giai đoạn đồng trổ với liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên chai thuốc.

- Chú ý tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi phun: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách. Những ruộng bị đạo ôn lá nặng nên ngắt bỏ lá bệnh đem tiêu hủy trước khi phun và phun lại sau 5 ngày. Trong thời gian sau phun 4 tiếng gặp mưa không phải phun lại.

DTMN

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm