Phòng chống bệnh lở mồm long móng cho vật nuôi

Phòng chống bệnh lở mồm long móng cho vật nuôi
Thường xuyên vệ sinh, khử trùng khu vực chăn nuôi để phòng bệnh lở mồm long móng cho vật nuôi. Ảnh: Phạm Cường
Thường xuyên vệ sinh, khử trùng khu vực chăn nuôi để phòng bệnh lở mồm long móng cho vật nuôi. Ảnh: Phạm Cường

Nguyên nhân:

Bệnh LMLM do vi rút gây nên, bệnh lây trực tiếp do nhốt chung con bệnh với con khỏe hoặc có thể lây gián tiếp qua người chăm sóc, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, chất thải chăn nuôi, môi trường…

Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của vật nuôi nhằm phát hiện bệnh kịp thời. Ảnh: Bang Nhiệm
Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của vật nuôi nhằm phát hiện bệnh kịp thời. Ảnh: Bang Nhiệm

Triệu chứng:

- Ở trâu, bò: Ủ bệnh từ 2 - 5 ngày, có thể kéo dài đến 21 ngày. Trâu, bò mắc bệnh, trong 2, 3 ngày đầu sốt cao trên 400 C, kém ăn hoặc bỏ ăn, miệng chảy nhiều dãi và bọt trắng; viêm dạng mụn nước ở lợi, lưỡi, vành mũi, vành móng, kẽ móng, đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra làm lở loét mồm và dễ làm long móng.

- Ở lợn: Ủ bệnh 2 - 4 ngày, có thể kéo dài đến 21 ngày. Lợn sốt cao liên tục trên 400 C, chảy dãi, xuất hiện những mụn nước ở vùng quanh móng chân, bàn chân, kẽ móng. Các mụn này phát triển thành mảng lớn, vỡ ra, tạo vết loét…

Phun thuốc phòng bệnh trực tiếp cho vật nuôi khỏe. Ảnh: Quốc Khánh
Phun thuốc phòng bệnh trực tiếp cho vật nuôi khỏe. Ảnh: Quốc Khánh

Phòng, chống bệnh:

- Phòng bệnh:

+ Giữ gìn chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng. Con giống đưa vào nuôi phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng bệnh LMLM. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh. Người ngoài vào khu vực chăn nuôi phải có trang bị bảo hộ được vệ sinh, khử trùng.

+ Cách ly triệt để gia súc ốm, không chăn thả tập trung; thường xuyên vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển... thực hiện khử trùng khu vực có gia súc nghi mắc bệnh, bị ốm, chết. Phòng bệnh bằng vắc-xin.

- Chống dịch:

Thường xuyên theo dõi, quan sát đàn vật nuôi. Khi thấy gia súc có hiện tượng ốm, sốt, bỏ ăn, chảy nước dãi, có bọt, có mụn nước ở vùng miệng, quanh móng chân hoặc chết bất thường phải tiến hành cách ly ngay, không giết mổ, vứt xác gia súc chết và chất thải của chúng ra môi trường. Báo ngay cho thú y hoặc chính quyền địa phương để được hướng dẫn biện pháp xử lý thích hợp. Tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch tránh làm lây lan dịch.
Liên Hương -  Phạm Cường - Quốc Khánh - Bang Nhiệm
Báo in tháng 5/2019

Có thể bạn quan tâm