Phòng bệnh thán thư để tăng hiệu quả kinh tế cho việc trồng sen

Phòng bệnh thán thư để tăng hiệu quả kinh tế cho việc trồng sen
Bệnh thán thư ở cây sen. Ảnh: letangardencenter.com
Bệnh thán thư ở cây sen. Ảnh: letangardencenter.com
Theo thống kê, đã có trên 80 ha sen bị chết trên tổng số khoảng 140 ha được trồng ở các địa phương này. Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên - Huế khuyến cáo, khi gặp thời tiết nắng nóng kéo dài, cây chậm phát triển thì không nên lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng phun cho sen. Vì nếu sau đó gặp trời mưa, thân lá cây trồng rất mềm yếu và dễ rách nát, nấm sẽ tấn công dễ dàng. Khi cây bị bệnh, cần hạn chế tưới nước và tuyệt đối không nên bón phân đạm hoặc các chế phẩm kích thích. Để trị bệnh thán thư có hiệu quả cho sen, nên sử dụng một trong các loại thuốc sau: Carbendazim, Asana 2L, OverAmis 300SC, Dizeb-M45 80WP, Topsin M 70WP, Amistar 250SC, Antracol 70WP, Polyram 80DF, Score 250ND, Benlate 50WWP, Derosal 60WP, Copper B, Sumi-eght… Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên - Huế sau khi lấy mẫu của các giống sen bị bệnh tiến hành xét nghiệm, kiểm tra đã xác định nguyên nhân bước đầu gây nên tình trạng sen chết hàng loạt trên địa bàn các địa phương nói trên là do bệnh thán thư. Bệnh này xuất hiện trên lá cây sen ban đầu với vết bệnh là những đốm tròn nhỏ hoặc không có hình dạng nhất định, màu nâu nhạt dưới lá, sau chuyển sang màu nâu sậm có viền đỏ hoặc quầng vàng lan rộng xung quanh. Bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau và làm lá thối hỏng hoặc khô rụng. Còn trên thân, vết bệnh màu nâu xám, hơi lõm làm thân teo lại, cháy khô. 
Nông dân ở xã Hương Chữ, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) thu hoạch sen. Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN
Nông dân ở xã Hương Chữ, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) thu hoạch sen.
Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN
Đặc điểm phát sinh bệnh thán thư là do nấm bệnh tồn tại trong đất trồng, hạt giống và tàn dư cây bệnh; bệnh phát tán nhờ gió, mưa và côn trùng. Thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ dao động trên dưới 30 độ C kèm theo mưa nhiều) là điều kiện thích hợp cho nấm phát sinh và gây hại cây trồng; đặc biệt, trên những chân ruộng thoát nước kém hoặc bón phân không cân đối (bón thừa đạm) sẽ làm cho bệnh dễ phát sinh và gây hại nhiều hơn. Thân lá cây trồng đặc biệt về đêm nếu đẫm sương, nhiều nước trên bề mặt hoặc trong thời tiết ẩm ướt kéo dài sẽ dễ làm nấm bệnh nảy mầm và tấn công. Mặt khác, nguyên nhân của hiện tượng sen trồng chết hàng loạt như vừa nêu trên còn bao gồm các yếu tố khác như biện pháp trồng trọt không đảm bảo, tầng đất canh tác (trên vùng đất mới chuyển đổi) chưa phù hợp.  Những năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang; thị xã Hương Trà, Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã chuyển đổi trồng sen thương phẩm lấy hạt trên diện tích đất ruộng bạc màu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, các thửa ruộng, ô đầm dọc xã Vinh Thanh (huyện Phú Vang) đều được đưa vào trồng sen cho hiệu quả kinh tế cao. Với giá khoảng 40.000 đồng/kg hạt sen chưa bóc vỏ thì 1 ha trồng sen cho thu nhập bình quân 80 triệu đồng/năm, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa. Đầu ra của sản phẩm khỏi lo, đã có các thương lái đến tận hồ thu mua từ hoa sen, hạt sen, ngó sen cho đến củ sen. Tại xã Hương Toàn (thị xã Hương Trà), một số diện tích đất trồng lúa ở địa phương luôn bị ngập úng, bạc màu nên hiệu quả mang lại kém được chuyển đổi sang các mô hình trồng sen. Thực tế theo tính toán của người dân, chi phí trồng lúa một sào tiêu tốn 1,8 triệu đồng, nếu đạt năng suất cao thì cho lãi khoảng 700.000 đồng; trong khi đó, trồng sen với chi phí tương đương nhưng lại thu lãi từ 2,1 - 2,5 triệu đồng, gấp hơn 3 lần trồng lúa. Trồng sen còn tạo thêm việc làm cho một số lao động địa phương do tận dụng nguồn lao động dồi dào lúc người dân đang nông nhàn để thu hoạch sen và tách hạt sen. Huyện Quảng Điền hiện đưa vào trồng 9,7 ha sen, tập trung ở các xã Quảng An, Quảng Phú, Quảng Vinh và Quảng Thái. Cùng với trồng sen, nhiều hộ dân kết hợp thả nuôi nhiều loại cá như cá chép, cá mè... góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người dân. Theo khuyến cao của Trạm khuyến nông lâm ngư huyện Quảng Điền, tuy cây sen dẽ trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng do đặc điểm của cây sen không thích nghi với nước lũ (nước bạc), đồng thời thích hợp với nước tù đọng nên cần phải có đê, đập chắc chắn, ổn định. Không nên trồng chuyên canh sen, cứ trồng sen 1-2 năm chuyển sang cấy lúa rồi tiếp tục trồng sen lại khi đó mới cho năng suất cao.
Quốc Việt

Có thể bạn quan tâm