Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Đề án Tháp truyền hình không hiệu quả thì Thủ tướng sẽ không phê duyệt

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Đề án Tháp truyền hình không hiệu quả thì Thủ tướng sẽ không phê duyệt
Chiều 29/2/2016, tại Hà Nội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định chủ trì cuộc Họp báo Chính phủ Thường kỳ tháng 2/2016.
 Chiều 29/2/2016, tại Hà Nội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định chủ trì cuộc Họp báo Chính phủ Thường kỳ tháng 2/2016.

Ông Định cho biết, trước tình hình hình trên, từ tháng 10/2015, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tổ chức hội nghị trực tuyến về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống hạn, xâm nhập mặn. Chính phủ ghi nhận các giải pháp cấp bách do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, tổ chức dự báo khí tượng thủy văn về nguồn nước xâm nhập mặn phục vụ chỉ đạo điều hành. Để khắc phục và xử lý tình trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng bản đồ về xâm nhập mặn, phổ biến đến các cơ quan liên quan và người dân để chủ động phòng tránh, khắc phục. Bộ chỉ đạo ưu tiên cấp nước sinh hoạt, nước uống cho người và gia súc, nước tưới cho diện tích cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao, nước cho nuôi trồng thủy sản, cho khu công nghiệp, có lộ trình ưu tiên cho từng đối tượng. Song song với đó, tiến hành các biện pháp căn cơ hơn như đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt, khoan giếng, đào kênh, đặt ống để dẫn nước, dài hạn hơn là điều chỉnh cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển dịch mùa vụ một cách phù hợp, bảo đảm hiệu quả. 

Cũng theo ông Nguyễn Khắc Định, vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ, tương đối tốt việc điều tiết nước các hồ thủy điện để bổ sung nước cho hạ du vào thời kỳ khô hạn và cân đối bảo đảm nguồn nước cho cả năm 2016, việc xả nước chỉ ở mức độ hạn chế. Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng bổ sung kinh phí cho 39 tỉnh triển khai ngăn mặn, chống hạn và đề nghị tiếp tục mở rộng đối tượng như đắp đập, đào ao, làm kênh, làm hệ thống cấp nước sinh hoạt. Dự kiến về lâu dài, từ năm 2016 – 2020 cần khoảng 55.000 tỷ đồng cho việc này. Thủ tướng đã chỉ đạo các Bộ, ngành, cả hệ thống chính trị phải coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cấp bách cả trước mắt và lâu dài, phải vào cuộc làm tốt các nội dung của Chỉ thị 04/CT-TTg. Ngành Y tế phải lo vấn đề phòng chống dịch bệnh do hạn hán, thiếu nước. Chính phủ cũng đã có chính sách hỗ trợ kịp thời cho các tỉnh bị thiệt hại, trong lúc Bộ Tài chính chưa kịp cấp, các địa phương chủ động ứng ngân sách giải quyết ngay cho dân, sau đó Bộ Tài chính cấp bù. 


Trả lời vấn đề được báo giới quan tâm về việc xây dựng tháp truyền hình cao nhất thế giới với tổng mức đầu tư dự kiến 1,3 – 1,5 tỷ USD, ông Nguyễn Khắc Định cho biết chủ trương xây dựng tháp truyền hình có từ văn kiện Đại hội Đảng VIII. Năm 1995, trong quyết định phê duyệt quy hoạch phát thanh truyền hình, Thủ tướng đã chỉ đạo phải xây dựng tháp truyền hình là tháp đa mục tiêu, không chỉ sử dụng cho kỹ thuật truyền hình mà còn là điểm nhấn về du lịch và thương mại. Năm 1997, VTV đã trình phương án xây dựng tháp cao 350m. Tuy nhiên, lúc đó do ngân sách khó khăn, phải dành ưu tiên cho các mục tiêu khác nên phải dừng lại. Năm 2013, VTV tiếp tục trình Thủ tướng về việc xây dựng tháp truyền hình đa mục tiêu như quy hoạch đã được phê duyệt. Thủ tướng yêu cầu các Bộ, trong đó có Bộ Quốc phòng cho ý kiến, thống nhất với VTV trình Thủ tướng đồng ý về chủ trương xây dựng tháp truyền hình đa mục tiêu, làm điểm nhấn, biểu tượng cho Hà Nội và không dùng ngân sách nhà nước. Thủ tướng đã đồng ý về chủ trương và giao VTV phối hợp với các Bộ, ngành chọn nhà đầu tư tư nhân tham gia, mời tư vấn nước ngoài có uy tín để xây dựng dự án, trong đó có đề xuất một số cơ chế chính sách. 

Hiện Thủ tướng đã chỉ đạo VTV và các đơn vị liên quan xây dựng dự án tiền khả thi trong đó có cả phản hồi của dư luận xã hội để Thủ tướng xem xét. Đối với các đề xuất của VTV về ưu đãi đầu tư trong dự án này đều phải được thực hiện theo quy định hiện hành. Sau khi có dự án tiền khả thi, Thủ tướng sẽ giao các Bộ, ngành liên quan xem xét. Chỉ khi nào dự án đảm bảo hài hòa cơ chế về huy động vốn, đảm bảo lợi ích chung của nhà nước, nhân dân, nhà đầu tư, lợi ích tổng thể kinh tế, xã hội, thương mại, du lịch, Thủ tướng mới phê duyệt theo đúng quy định pháp luật. Nếu không đạt được lợi ích, không có hiệu quả, chắc chắn Thủ tướng sẽ không phê duyệt – ông Nguyễn Khắc Định khẳng định.
 

Liên quan đến thông tin xây dựng khu resort tại Vườn quốc gia Ba Vì, ông Định cho biết, theo Luật bảo vệ phát triển rừng quy định việc quản lý, bảo vệ cho thuê và phát triển rừng thuộc thẩm quyền của chủ rừng. Nhận được thông tin này, Văn phòng Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng và Thủ tướng đã có văn bản giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật./. 

Có thể bạn quan tâm