Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng: “Khống chế dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách”

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng: “Khống chế dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách”
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại buổi kiểm tra công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Sóc Sơn.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại buổi kiểm tra công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Sóc Sơn.
Trước khi làm việc với lãnh đạo huyện Sóc Sơn, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cùng các thành viên đoàn kiểm tra đã đến thăm Khu vườn bảo tồn giống trà hoa vàng và nhiều dược liệu quý tại Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn; kiểm tra, thăm hỏi, động viên cán bộ làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch động vật xã Trung Giã - chốt kiểm dịch động vật lưu thông giữa Hà Nội và các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang…
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ phát biểu tại buổi làm việc.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Chu Phú Mỹ phát biểu tại buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn đã báo cáo với Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cùng đoàn kiểm tra về kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU; tình hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện; đặc biệt là về bệnh dịch tả lợn châu Phi… Kể từ khi phát hiện lần đầu tại xã Xuân Thu hồi tháng 3/2019, đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 26/26 xã, thị trấn. Tổng đàn lợn bị tiêu huỷ là 44.578/122.657 con (chiếm khoảng 36% tổng đàn lợn của huyện). Khối lượng lợn bị tiêu hủy hiện đã lên tới trên 3.078 tấn. Ngay khi dịch bệnh xảy ra, địa phương đã tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các chỉ đạo của Thành ủy - Ủy ban Nhân dân thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đặc biệt là đối với tiêu hủy đàn lợn và hỗ trợ các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy. Đến nay, Ủy ban Nhân dân các xã đã chủ động bố trí ngân sách, hỗ trợ kịp thời theo đúng chủ trương của thành phố cho các hộ có lợn bị tiêu hủy với tổng kinh phí 14,7 tỷ đồng.

Về xây dựng nông thôn mới, hiện nay huyện vẫn triển khai duy trì, giữ vững và hoàn thành 9 tiêu chí huyện nông thôn mới, 6 tiêu chí huyện nông thôn mới đã đạt gồm: Quy hoạch, điện, y tế - văn hóa - giáo dục, sản xuất, an ninh trật tự xã hội, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. 3 tiêu chí huyện nông thôn mới cơ bản đạt gồm: Giao thông, thủy lợi và môi trường. Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Sóc Sơn kiến nghị với Ủy ban Nhân dân thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cải tạo nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi phục vụ xây dựng nông thôn mới tại 7 xã trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cùng các thành viên đoàn kiểm tra đã đến thăm Khu vườn bảo tồn giống trà hoa vàng và nhiều dược liệu quý tại Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cùng các thành viên đoàn kiểm tra đã đến thăm Khu vườn bảo tồn giống trà hoa vàng và nhiều dược liệu quý tại Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cùng các thành viên đoàn kiểm tra đã đến thăm Khu vườn bảo tồn giống trà hoa vàng và nhiều dược liệu quý tại Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cùng các thành viên đoàn kiểm tra đã đến thăm Khu vườn bảo tồn giống trà hoa vàng và nhiều dược liệu quý tại Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn.

Kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, đề nghị huyện Sóc Sơn cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, huy động sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Huyện đã tập trung xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành 5 khu sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ cao; hỗ trợ giống, vật tư, máy sơ chế, khoa học - kỹ thuật… cho 9 xã sản xuất cây dược liệu với diện tích 66 ha. Sóc Sơn hiện không có nhà tạm/dột nát; thu nhập bình quân đạt 43,2 triệu đồng/người/năm… Đặc biệt, Sóc Sơn cần duy trì các tiêu chí, các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; tập trung chỉ đạo 5 xã còn lại đạt chuẩn nông thôn mới để đến cuối năm 2019 Sóc Sơn đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

Về tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của huyện Sóc Sơn trong công tác phòng, chống dịch. Tinh thần chỉ đạo của thành phố Hà Nội là coi khống chế dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và đề nghị trước mắt, các quận, huyện, thị xã, trong đó có huyện Sóc Sơn cần tập trung huy động mọi nguồn lực để dập dịch. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh: "Thành ủy đã có văn bản yêu cầu thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 34-CT/TƯ của Ban Bí thư, lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền cần nêu cao tinh thần trách nhiệm; đồng thời, chịu trách nhiệm với cơ quan cấp trên về công tác phòng, chống bệnh trên địa bàn".

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cùng các thành viên đoàn kiểm tra đã kiểm tra, thăm hỏi, động viên cán bộ làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch động vật xã Trung Giã - chốt kiểm dịch động vật lưu thông giữa Hà Nội và các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang…
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cùng các thành viên đoàn kiểm tra đã kiểm tra, thăm hỏi, động viên cán bộ làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch động vật xã Trung Giã - chốt kiểm dịch động vật lưu thông giữa Hà Nội và các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang…
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cùng các thành viên đoàn kiểm tra đã kiểm tra, thăm hỏi, động viên cán bộ làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch động vật xã Trung Giã - chốt kiểm dịch động vật lưu thông giữa Hà Nội và các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang… 

Tại vùng đang xảy ra bệnh, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu, cấp ủy, chính quyền huyện Sóc Sơn cần khuyến cáo nhân dân tuyệt đối không được tái đàn hoặc nhập đàn mới; nghiêm cấm các cơ sở chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do nhiễm bệnh tái đàn khi chưa công bố hết bệnh; triển khai đúng kế hoạch, yêu cầu kỹ thuật và phát động sự hưởng ứng tích cực của người dân trong thực hiện đồng bộ, hiệu quả các đợt vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; hướng dẫn các hộ, gia trại, trang trại, cơ sở chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; lập vành đai chống bệnh dịch như: xác định các vị trí cắm chốt, cắm biên để ngăn chặn, không cho vận chuyển lợn vào khu vực thuộc địa bàn quản lý; thành lập đơn vị lưu động kiểm soát dịch bệnh và an toàn thực phẩm, không cho vận chuyển lợn, bán sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc trên địa bàn… Sóc Sơn cũng cần chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ chuyên ngành và bảo hộ lao động trong quá trình phòng, chống, tiêu hủy lợn bệnh; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác (dại, cúm gia cầm, tai xanh…) theo quy định.

Sóc Sơn cần tận dụng thế mạnh vùng gò đồi, từng bước xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu; kết hợp với du lịch trải nghiệm nông nghiệp sinh thái; tiến tới nhân rộng mô hình nhằm mang lại thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.

Mai Hưng, Nguyễn Tuyền

Có thể bạn quan tâm