Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng

Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng
Đàn bò sữa của gia đình ông Thạch Minh Dương ở ấp Tâm Lộc, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho thu nhập khoảng 160 triệu/năm. Ảnh: Phúc Thanh
Đàn bò sữa của gia đình ông Thạch Minh Dương ở ấp Tâm Lộc, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho thu nhập khoảng 160 triệu/năm. Ảnh: Phúc Thanh 

Được triển khai từ năm 2014, đến nay, dự án “Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng” đã thu hút gần 3.000 thành viên tham gia với 124 nhóm chăn nuôi, giúp tăng thu nhập cho người dân từ 43 triệu đồng/hộ/năm lên gần 132 triệu đồng/hộ/năm. Thông qua dự án, tỉnh Sóc Trăng đã phát triển gần 9.500 con bò sữa với sản lượng sữa bình quân khoảng 28 tấn/ngày, tập trung ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer thuộc các huyện Châu Thành, Mỹ Xuyên, Trần Đề và Mỹ Tú.

Đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng cho sản lượng sữa bình quân 28 tấn/ngày. Ảnh: Phúc Thanh
Đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng cho sản lượng sữa bình quân 28 tấn/ngày. 
Ảnh: Phúc Thanh 

Dự án “Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng” giúp bà con nông dân Khmer trên địa bàn từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi, nâng cao chất lượng nguồn sữa bò, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Ảnh: Phúc Thanh
Dự án “Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng” giúp bà con nông dân Khmer trên địa bàn từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi, nâng cao chất lượng nguồn sữa bò, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Ảnh: Phúc Thanh 

Ông Sơn Hang ở ấp Trà Bết, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên cho biết: từ khi tham gia dự án, gia đình ông vừa được hỗ trợ vốn làm chuồng trại, mua máy cắt cỏ, máy vắt sữa, vừa được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. Nhờ vậy, sản lượng và chất lượng sữa không ngừng nâng cao, kinh tế gia đình được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, gia đình ông còn được hỗ trợ xây dựng công trình hầm Biogas, góp phần giữ vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường trong cộng đồng dân cư.

Cánh đồng cỏ làm thức ăn cho bò sữa tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Ảnh: Phúc Thanh
Cánh đồng cỏ làm thức ăn cho bò sữa tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Ảnh: Phúc Thanh 

Theo ông Phạm Minh Tú, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Mỹ Tú, từ khi có dự án, ngành chăn nuôi của huyện phát triển mạnh, tạo cơ hội cho địa phương hình thành và phát triển nhiều mô hình nông nghiệp khác như trồng cỏ, chế biến, dự trữ thức ăn đủ dinh dưỡng cho đàn bò, bảo vệ môi trường… Không chỉ giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở trong công tác quản lý phát triển nông thôn, quản lý nhóm, quản lý tài chính, dự án “Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng” còn giúp người chăn nuôi có thêm kiến thức, được tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa, hướng tới phát triển chăn nuôi bò bền vững.

Mô hình nuôi bò sữa theo Chương trình Heifer. Ảnh: Phúc Thanh Cán bộ dự án Heifer xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) kiểm tra chất lượng đàn bò sữa của các hộ chăn nuôi. Ảnh: Phúc Thanh
Mô hình nuôi bò sữa theo Chương trình Heifer. Ảnh: Phúc Thanh 
 
Mô hình nuôi bò sữa theo Chương trình Heifer. Ảnh: Phúc Thanh Cán bộ dự án Heifer xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) kiểm tra chất lượng đàn bò sữa của các hộ chăn nuôi. Ảnh: Phúc Thanh
Cán bộ dự án Heifer xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) kiểm tra chất lượng đàn bò sữa của các hộ chăn nuôi. Ảnh: Phúc Thanh 

Qua hơn 5 năm triển khai, từ dự án “Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng” do Chương trình Heifer hỗ trợ, nhiều hộ nông dân Sóc Trăng đã xây được nhà mới khang trang, sắm sửa phương tiện đi lại, cải thiện chất lượng cuộc sống...
Chanh Đa – Phúc Thanh
Báo in T2/2020

Có thể bạn quan tâm