Phát triển cây sen gắn với du lịch ở xã Kim Liên

Gắn với chương trình thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu với chủ trương tạo cảnh quan thiên nhiên đặc trưng của quê Bác, người dân xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, đã từng bước mở rộng diện tích trồng sen trên những vùng đầm lầy, ruộng sâu trũng kém hiệu quả, tạo nguồn nguyên liệu, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ du lịch mang lại hiệu quả phát triển kinh tế bền vững ngay trên mảnh đất quê hương.

Phat trien cay sen gan voi du lich o xa Kim Lien hinh anh 1Hợp tác xã nông nghiệp Sen quê Bác trồng 65 giống sen khác nhau trên diện tích 120ha vừa mang lại giá trị kinh tế cao vừa phục vụ du lịch. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Trước đây, gia đình anh Nguyễn Sinh Thành, xóm Sen 2, xã Kim Liên có 8 sào trồng lúa nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Ba năm nay, thực hiện chủ trương của xã chuyển đổi sang trồng sen. Nhờ được tập huấn kỹ thuật, chăm sóc đúng quy trình nên cây sen phát triển tốt. Cây sen không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, khoảng 4-5 tháng sau khi xuống giống sẽ cho thu hoạch kéo dài khoảng 6 tháng. Hiện cây sen đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch lá và hoa, dự kiến mỗi ngày gia đình anh Thành sẽ có thu nhập từ 200-300.000 đồng.

“Được sự nhất trí của UBND xã Kim Liên và Hợp tác xã Sen quê Bác đầu tư cây giống cho gia đình. Khi thu hoạch cây sen bán được từ hoa, lá, hạt, ngó, thân, củ… mang lại thu nhập hơn trồng lúa rất nhiều. Trồng sen không chỉ mang lại vẻ đẹp xanh mát cho làng quê mà còn có cả hương thơm, vì vậy thời gian tới gia đình tôi sẽ mở rộng thêm diện tích lên 16 sào trồng sen”, anh Nguyễn Sinh Thành cho biết.

Phat trien cay sen gan voi du lich o xa Kim Lien hinh anh 2Hợp tác xã nông nghiệp Sen quê Bác vừa mang lại giá trị kinh tế cao vừa phục vụ du lịch. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Cùng với các hộ dân, Hợp tác xã Sen quê Bác đã góp phần đẩy nhanh phong trào trồng sen trên địa bàn. Dù mới thành lập từ năm 2018, nhưng các sản phẩm từ sen đã bắt đầu khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Ngoài nhiệm vụ trồng, chăm sóc, bảo tồn các giống sen quý trên địa bàn xã Kim Liên cũng như huyện Nam Đàn, Hợp tác xã cũng thu mua nguyên liệu, sản phẩm từ sen cho người dân, hướng tới phát triển du lịch sinh thái bền vững. Hiện tại, Hợp tác xã Sen quê Bác có 12 sản phẩm chế biến từ sen, trong đó có 7 sản phẩm đạt OCOP từ 3-4 sao, hướng trong thời gian tới có 3 sản phẩm OCOP đạt 5 sao và xuất khẩu như trà lá sen, trà ướp bông sen...

“Chúng tôi khuyến khích người dân trồng sen theo định hướng của Hợp tác xã nhằm vừa phát triển du lịch vừa mang lại giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, việc thu hút du khách về với Kim Liên tạo thành điểm nhấn cũng là mục tiêu mà Hợp tác xã Sen quê Bác đề ra. Theo đó, Hợp tác xã xây dựng các điểm đến cho khách du lịch trải nghiệm trên cánh đồng sen, tại đó du khách vừa chụp ảnh, hái sen, bắt cá, du lịch canh nông và trải nghiệm các công đoạn chế biến từ sen ra các sản phẩm khác”, anh Phạm Kim Tiến – Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Sen quê Bác cho biết.

Phat trien cay sen gan voi du lich o xa Kim Lien hinh anh 3Các diện tích trồng sen được quy hoạch vùng nguyên liệu tạo cảnh quan thu hút du khách trải nghiệm cho du khách. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Với mục tiêu xây dựng vùng trồng sen có quy mô lớn, đủ các loại hoa sen, tạo nguyên liệu để chế biến ra các sản phẩm từ cây sen nhằm thu hút và phục vụ khách tham quan, du lịch tại vùng đất Kim Liên, đến nay Hợp tác xã nông nghiệp Sen quê Bác đã xuống 65 giống sen khác nhau trên diện tích 120ha. Trước đây, về với Kim Liên chỉ có giống sen cổ màu hồng, năm 2019, Hợp tác xã nông nghiệp Sen quê Bác đã đưa về giống sen trắng và năm 2021 có thêm giống sen vàng. Đây là ba giống sen chủ đạo được Hợp tác xã nông nghiệp Sen quê Bác trồng phục vụ khách du lịch. Ngoài chụp ảnh với sen, khi về với Kim Liên, du khách được tham gia trải nghiệm các khâu kỹ thuật trồng, thu hoạch, chế biến sen và thưởng thức nghệ thuật ẩm thực và tham quan mua sắm các sản phẩm từ sen.

Phat trien cay sen gan voi du lich o xa Kim Lien hinh anh 4Du khách được tham gia trải nghiệm các khâu kỹ thuật trồng, thu hoạch, chế biến sen và thưởng thức nghệ thuật ẩm thực và tham quan mua sắm các sản phẩm từ sen. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Nâng cao đời sống vật chất cho người dân phát triển văn hóa gắn với du lịch là định hướng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở Kim Liên. Trên cơ sở đó xã đã đề ra định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, trong đó chú trọng mở rộng diện tích trồng sen, vừa nâng cao thu nhập vừa tạo cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp gần gũi, thân thiện, giữ gìn phát huy nét đẹp truyền thống của làng quê Kim Liên, thực sự gắn với tên gọi làng Sen quê Bác.

Phat trien cay sen gan voi du lich o xa Kim Lien hinh anh 5Sen trắng, hồng, vàng là ba giống sen chủ đạo được Hợp tác xã nông nghiệp Sen quê Bác trồng phục vụ khách du lịch. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Ông Nguyễn Quang Lộc, Chủ tịch UBND xã Kim Liên cho biết: Cấp ủy chính quyền xã Kim Liên đã chỉ đạo kế hoạch mở rộng diện tích trồng sen trên địa bàn. Thời gian tới xã Kim Liên tiếp tục chỉ đạo mở rộng những diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả thì vận động nhân dân chuyển đổi sang trồng sen nhằm tạo cảnh quan môi trường trên quê Bác ngày càng đẹp. Cùng với đó, xã sẽ có chính sách hỗ trợ xây kè các tuyến ao trong khu dân cư để mở rộng diện tích trồng sen và quy hoạch lại diện tích trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng sen.

Thời gian gần đây, diện tích trồng sen quê Bác ngày càng được mở rộng. Việc trồng sen có ý nghĩa quan trọng đó là gắn với tên gọi Làng Sen quê Bác, bởi vậy về Kim Liên vào tháng 5 đúng dịp ngày sinh nhật Bác, du khách sẽ được mãn nhãn các đầm sen nở rộ, ngỡ ngàng quyến luyến với vẻ đẹp của sen, thưởng thức vị trà thơm mát từ sen, ngọt lành các hạt sen sấy giòn tan.

Phat trien cay sen gan voi du lich o xa Kim Lien hinh anh 6Huyện Nam Đàn sẽ nghiên cứu lựa chọn sản phẩm chiến lược từ sen để đầu tư phát triển kết hợp với du lịch sinh thái để tên gọi Làng Sen. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

“Không dừng lại ở các sản phẩm chế biến sâu từ sen kết hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu tạo cảnh quan thu hút du khách trải nghiệm, chiêm ngưỡng cảnh đẹp của sen, huyện Nam Đàn sẽ nghiên cứu lựa chọn sản phẩm chiến lược từ sen để đầu tư phát triển, hướng đến mục tiêu xuất khẩu; phát triển ẩm thực từ sen, đặc biệt là kết hợp với du lịch sinh thái để tên gọi Làng Sen mãi trong lòng du khách”, bà Nguyễn Thị Hồng Hoa – Bí thư Huyện ủy Nam Đàn cho biết.

Bích Huệ

Tin liên quan

Tăng giá trị cho cây sen Đồng Tháp

Với hơn 850 ha trồng sen, tỉnh Đồng Tháp nổi tiếng với diện tích sen phát triển ở các huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Thanh Bình, Tam Nông.


Lợi ích kép từ mô hình trồng sen ở vùng thấp trũng

Các mô hình trồng sen ở vùng thấp trũng của tỉnh Quảng Trị đang mang lại lợi ích kép khi vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa giải quyết được vấn đề ruộng đồng bị bỏ hoang do thường xuyên bị ngập nước.


Hội thảo đánh giá tiềm năng và cơ hội sản xuất sợi từ cuống lá sen

Sáng 25/5, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Sinh thái (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức hội thảo “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen”. Hội thảo là dịp đánh giá tiềm năng, định hướng phát triển sản xuất tơ lụa từ cây sen tại Việt Nam…


Hiệu quả cao từ mô hình trồng sen lấy củ của chị Nguyễn Thị Thanh Vân

Mô hình thí điểm trồng sen lấy củ của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Vân, ấp Tân Hiệp, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh chọn làm mô hình thí điểm đầu tiên của tỉnh. Sau gần 2 năm thực hiện mô hình này cho thấy những hiệu quả nhất định.


Trồng sen ở Đồng Tháp cho lợi nhuận cao

Vụ mùa Đông Xuân 2018-2019, nông dân trong tỉnh Đồng Tháp chuyển đổi gần 200 ha đất trồng lúa sang trồng sen lấy gương, bình quân mỗi héc ta cho lãi từ 60 -100 triệu đồng, lãi gấp 2-3 lần trồng lúa. Trồng sen ở Đồng Tháp nhiều nhất là ở các huyện Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông và Cao Lãnh; trong đó, huyện Tháp Mười trồng gần 70 ha.


Những sản phẩm độc đáo nâng giá trị loài sen ở Huế

Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 8 - 2019 sẽ diễn ra từ ngày 26/4 - 2/5 tại thành phố Huế với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt" nhằm giới thiệu, quảng bá tinh hoa nghề, sản phẩm nghề thủ công và ẩm thực truyền thống của Việt Nam, với mục tiêu gìn giữ, tôn vinh, phát triển nghề thủ công truyền thống, góp phần phát triển kinh tế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế và cả nước.


Tạo thương hiệu riêng cho sen Tháp Mười

Huyện Tháp Mười là một trong những địa phương của tỉnh Đồng Tháp có diện tích trồng sen lớn nhất tỉnh. Đây là lợi thế để phát triển du lịch sinh thái cũng như tạo thương hiệu riêng đối với mặt hàng này.


Lễ hội Sen kích cầu du lịch Huế

Ngày 29/6, tại vị trí bia Quốc Học (đường Lê Lợi - Huế), tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ hội Sen 2018 với chủ đề "Truyền thuyết một loài hoa". Đây là một phần trong chuỗi những hoạt động góp phần khẳng định thương hiệu Huế - thành phố Festival của Việt Nam, thành phố của các lễ hội, góp phần kích cầu du lịch Thừa Thiên - Huế phát triển.



Đề xuất