Phát triển bền vững ngành dừa đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển bền vững ngành dừa đồng bằng sông Cửu Long
Toàn cảnh vùng nguyên liệu dừa bờ Nam sông Cổ Chiên thuộc địa phận huyện Càng Long (Trà Vinh), phía đối diện là vùng chuyên canh dừa thuộc huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre). Ảnh: Phúc Thanh - DTMN
Toàn cảnh vùng nguyên liệu dừa bờ Nam sông Cổ Chiên thuộc địa phận huyện Càng Long (Trà Vinh), phía đối diện là vùng chuyên canh dừa thuộc huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre). Ảnh: Phúc Thanh - DTMN

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh hiện có hơn 72.000 ha dừa, chiếm 42% diện tích dừa cả nước, trong đó hơn 80% diện tích chuyên khai thác dừa khô với sản lượng trung bình hơn 600 triệu trái/năm. Giáp ranh với xứ dừa Bến Tre, tỉnh Trà Vinh có diện tích trồng dừa đứng thứ hai cả nước với khoảng 20.000 ha, cho sản lượng hơn 150 triệu trái/ năm, trong đó dừa trồng lấy trái khô chiếm 2/3 diện tích. Nhờ điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, cây dừa ở Bến Tre và Trà Vinh cho quả có chất lượng tốt, cơm dày, hàm lượng dầu cao và được xác định đây là cây trồng lợi thế của địa phương.

Tỉnh Trà Vinh sẽ tranh thủ các nguồn lực, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm từ dừa. Ảnh: Thanh Hòa - DTMN
Tỉnh Trà Vinh sẽ tranh thủ các nguồn lực, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm từ dừa. Ảnh: Thanh Hòa - DTMN

Để nâng cao hiệu quả kinh tế ngành dừa, tỉnh Bến Tre đã thành lập 10 tổ liên kết, 30 tổ hợp tác, 7 hợp tác xã với khoảng 2.139 hộ và gần 1.600 ha diện tích dừa được doanh nghiệp cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Tỉnh Bến Tre có hơn 72.000 ha dừa, cho sản lượng dừa trên 600 triệu quả/năm. Ảnh: Công Trí - DTMN
Tỉnh Bến Tre có hơn 72.000 ha dừa, cho sản lượng dừa trên 600 triệu quả/năm. Ảnh: Công Trí - DTMN

Ông Sơn Lưu Phương, người dân tộc Khmer ở xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) chăm sóc vườn dừa của gia đình. Ảnh: Phúc Thanh - DTMN
Ông Sơn Lưu Phương, người dân tộc Khmer ở xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) chăm sóc vườn dừa của gia đình. Ảnh: Phúc Thanh - DTMN

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đang phối hợp với các đơn vị liên quan làm cầu nối để kết nối doanh nghiệp và nông dân nhằm chủ động đầu ra sản phẩm. Tỉnh Trà Vinh đã và đang triển khai 3 nhóm giải pháp chính: cải tiến công nghệ, kỹ thuật; phát triển thị trường; nâng cao vai trò hỗ trợ phát triển của các ban, ngành, dự án. Theo ông Phạm Minh Truyền, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, tỉnh sẽ tranh thủ các nguồn lực tập trung hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm từ dừa; mời gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nước dừa đóng hộp, bột dừa, đồ thủ công mỹ nghệ… Trà Vinh hiện đang được Dự án SME Trà Vinh (Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh) hỗ trợ vốn để phát triển ý tưởng, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh dừa với tổng giá trị 215 tỷ đồng.

Tỉnh Trà Vinh chủ trương đa dạng hóa các sản phẩm từ trái dừa, xơ dừa,… để nâng cấp chuỗi giá trị dừa, giúp nông dân và doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất. Ảnh: Thanh Hòa - DTMN
Tỉnh Trà Vinh chủ trương đa dạng hóa các sản phẩm từ trái dừa, xơ dừa,… để nâng cấp chuỗi giá trị dừa, giúp nông dân và doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất. Ảnh: Thanh Hòa - DTMN

Thương lái thu mua dừa khô. Ảnh: Công Trí - DTMN
Thương lái thu mua dừa khô. Ảnh: Công Trí - DTMN

Để ngành dừa phát triển bền vững, ngành nông nghiệp các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung cần tiếp tục tuyển chọn những giống dừa thích nghi hạn mặn, cho năng suất, chất lượng cao; đồng thời tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật canh tác dừa theo nhu cầu thị trường; hỗ trợ chứng nhận vùng trồng dừa đạt tiêu chuẩn VietGAP… Với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trái dừa sẽ được nâng cao giá trị, đời sống của người trồng dừa sẽ ổn định hơn.
Công Trí – Thanh Hòa

Có thể bạn quan tâm