Phát huy vai trò của đảng viên trong xóa đói, giảm nghèo ở xã Tân Lập

Phát huy vai trò của đảng viên trong xóa đói, giảm nghèo ở xã Tân Lập
Một góc khu tái định cư bản Dọi 2 - bản không còn hộ nghèo ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN
Một góc khu tái định cư bản Dọi 2 - bản không còn hộ nghèo ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Bản Hoa 1, xã Tân Lập hiện có 178 hộ, Chi bộ bản có 26  đảng viên. Trong các cuộc họp, sinh hoạt hàng tháng của Chi bộ, nội dung phát triển kinh tế được các đảng viên cùng nhau bàn bạc, tìm nhiều hướng đi phù hợp để giúp người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm hiệu quả. Cùng với đó, Chi bộ phân công từng đảng viên phụ trách các nhóm hộ của bản, qua đó kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, tuyên truyền, vận động từng hộ thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nổi bật là việc phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu của đảng viên trong các phong trào, từng bước tạo được sự đồng thuận và tin tưởng của nhân dân.
Một buổi sinh hoạt chi bộ tại bản Hoa 1, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN
Một buổi sinh hoạt chi bộ tại bản Hoa 1, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu.
Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN
Ông Hà Văn Tâng, Bí thư Chi bộ bản Hoa 1 chia sẻ, với sự vào cuộc của đảng viên, tư duy, nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế đã thay đổi. Người dân nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong hỗ trợ phát triển kinh tế và áp dụng vào cuộc sống. Nhờ đó, đời sống của nhân dân trong bản ngày càng ổn định, hiện tỉ lệ hộ nghèo trong bản chỉ còn dưới 3%.
Người dân ở bản Dọi 2, xã Tân Lập thu hái chè. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN
Người dân ở bản Dọi 2, xã Tân Lập thu hái chè.
Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN
Với đặc thù kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, để lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng ủy xã Tân Lập đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là phải giúp người dân tiếp cận và ứng dụng được tiến bộ khoa học trong sản xuất. Hàng năm, Đảng ủy xã xây dựng Nghị quyết với những chỉ tiêu, giải pháp cụ thể, sát với thực tế địa phương; trong đó, đặc biệt chú trọng đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Đảng ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã và các ngành đoàn thể đẩy mạnh công tác phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện các mô hình liên kết trong đầu tư, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất tập trung.
Người dân ở xã Tân Lập chăm sóc cây chanh leo. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN
Người dân ở xã Tân Lập chăm sóc cây chanh leo. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN
Ông Lò Đức Vượng, Bí thư Đảng ủy xã Tân Lập cho biết, trong quá trình thực hiện, mỗi cán bộ, đảng viên đều được phân công nhiệm vụ cụ thể và phù hợp với năng lực. Với quan điểm, phát triển kinh tế - xã hội là động lực, là đòn bẩy để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, Đảng ủy xã đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế; thực hiện các giải pháp để khơi dậy nội lực của người dân và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo.
Vùng trồng chè với diện tích 270ha tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN
Vùng trồng chè với diện tích 270ha tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu.
Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN
Xây dựng đời sống phát triển           Bản Dọi 2, xã Tân Lập là một trong những điểm tái định cư đầu tiên của dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La. Năm 2003, vì dòng diện ngày mai của Tổ quốc, 49 hộ dân của bản Tráng, xã Ít Ong, huyện Mường La đã nhường tại toàn bộ đất đai để di chuyển về định cư tại xã Tân Lập. Về nơi ở mới, bà con luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân sở tại. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ hạ tầng, cơ sở tại điểm tái định cư, khi đó, mỗi khẩu được chia 2.000 mét vuông đất sản xuất. Xác định rõ phát triển kinh tế từ sản xuất nông nghiệp, Chi bộ và chính quyền bản đã bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cấp trên tuyên truyền vận động bà con mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Ông Vì Văn Tỉnh, Bí thư Chi bộ bản Dọi 2 vui mừng chia sẻ, sau hơn 16 năm về nơi ở mới, kinh tế của người dân trong bản đã ổn định và từng bước phát triển. Hiện Nay, 55 hộ dân ở bản tái định cư Dọi 2 không còn hộ nghèo, nhiều hộ có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong bản ngày càng được cải thiện. Cả bản đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và là bản đầu tiên của xã về đích trong xây dựng nông thôn mới.
Một buổi họp triển khai nghị quyết của Đảng ủy xã Tân Lập. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN
Một buổi họp triển khai nghị quyết của Đảng ủy xã Tân Lập.
Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN
Đến Tân Lập, không khó để có thể nhận thấy bức tranh nông nghiệp đa dạng với những loại cây trồng chủ lực như chè, mận hậu, chanh leo. Đây cũng chính là thành quả bước đầu của việc hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của tỉnh Sơn La và huyện Mộc Châu về phát triển kinh tế. Hiện xã Tân Lập có 270 ha trồng chè, sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 3.000 tấn. Thương hiệu chè xanh Tân Lập luôn đứng vững trên thị trường trong nước và xuất khẩu sang trị trường Đài Loan và một số nước Đông Âu. Giá trị sản xuất bình quân đạt 100 triệu đồng/ha trồng chè. Chị Lường Thị Xôm, bản Dọi 2, xã Tân Lập cho hay, bà con trong bản trồng cây chè hơn được hơn 10 năm. Chè là loại cây dễ trồng, quá trình chăm sóc và thu hoạch chè không vất vả như các loại cây trồng khác. Búp chè sau khi thu hái đều được nhà máy thu mua với giá cả ổn định. So với cây ngô, cây lúa, thu nhập từ cây chè ổn định hơn. Nhờ phát huy tốt vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong xây dựng hệ thống chính trị và thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đời sống của người ở Tân Lập đã có nhiều thay đổi. Cùng với cây chè, năm 2018, xã Tân Lập đã thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất dốc được 284 ha; các loại cây ăn quả như mận hậu, nhãn, bơ và cây ăn quả có múi cũng được trồng mới trên 170 ha. Giá trị kinh tế trên một đơn vị sản xuất đạt 45 triệu đồng/ha. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 30 triệu đồng/năm; tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 2,9%.
Mô hình trồng chanh leo của đảng viên Vì Văn Tưởng, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN.
Mô hình trồng chanh leo của đảng viên Vì Văn Tưởng, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN. 
Ông Vàng A Thào, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Lập cho biết, những chuyển biến trong tư duy, nhận thức của người dân Tân Lập về sản xuất hàng hóa đã và đang là động lực quan trọng để toàn xã xây dựng nông thôn mới. Hiện Tân Lập đạt được 12/19 tiêu chí, phấn đấu hết năm 2019 sẽ hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới, Đảng bộ xã Tân Lập tiếp tục lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo bà con tăng cường các biện pháp thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, xã khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, thúc đẩy việc liên kết thành lập hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và các doanh nghiệp kinh doanh bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Hữu Quyết

Có thể bạn quan tâm