Phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc Lự gắn với phát triển du lịch

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đã ký văn bản số 2024/QĐ-BVHTTDL về tổ chức Hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của dân tộc Lự tỉnh Lai Châu gắn với phát triển du lịch".

Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hội thảo tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu nhằm đánh giá thực trạng bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Lự ở Việt Nam; làm rõ các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện, những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân.

Phat huy gia tri trang phuc truyen thong dan toc Lu gan voi phat trien du lich hinh anh 1Trích đoạn Lễ hội "Mừng cơm mới" của dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Thông qua đó, Ban Tổ chức xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, dân tộc học và nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, am hiểu bản sắc văn hóa là người dân tộc Lự… về các vấn đề lý luận, thực tiễn bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống; giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc Lự gắn với phát triển du lịch trong thời gian tới. Các đại biểu chia sẻ bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và mô hình bảo tồn, phát huy giá trị trang phục các dân tộc thiểu số ở Việt Nam gắn với phát triển du lịch.

Người Lự là một dân tộc ít người trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam; họ sinh sống chủ yếu ở một số xã vùng cao thuộc các huyện Tam Đường, Tân Uyên, Sìn Hồ (Lai Châu). Đây là một trong các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người ở nước ta.

Năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2579/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất ít người.

Theo kế hoạch, các đơn vị chức năng sẽ tiến hành khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Lự ở huyện Tam Đường và huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Trong đó, có hai chương trình bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm; hai chương trình bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian, hai chương trình bảo tồn, phát huy tập quán xã hội, một chương trình bảo tồn, phát huy Tết cơm mới và một chương trình bảo tồn, phát huy trò chơi dân gian. Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ tiến hành giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc Lự đến du khách trong và ngoài nước; tuyên truyền về mô hình bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch; xuất bản, phát hành ấn phẩm giới thiệu, tuyên truyền về văn hóa truyền thống của dân tộc Lự.

Trong các nghề truyền thống của đồng bào Lự, nghề dệt là phát triển nhất. Người phụ nữ Lự rất khéo léo trong việc canh cửi, trang phục của họ cũng rất cầu kỳ, nổi bật nhiều hoa văn trên sắc chàm đen.

Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có điểm du lịch văn hóa cộng đồng Bản Hon, cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 20 km; địa bàn cư trú của người dân tộc Lự và người Mông. Năm 2013, Bản Hon được phát triển thành điểm du lịch văn hóa cộng đồng của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Bản nằm ở vị trí thuận lợi, kết nối nhiều điểm đến đẹp khác, nơi đây ngày càng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế...

Thanh Giang

Tin liên quan

Độc đáo món xôi ngũ sắc của đồng bào dân tộc Lự

Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới với 20 dân tộc sinh sống, trong đó có người dân tộc Lự. Người Lự Lai Châu có nhiều món ẩm thực độc đáo, nhưng nổi bật là món xôi ngũ sắc. Món xôi được người dân gìn giữ đến tận nay và trở thành một trong những nét văn hóa đặc sắc, hấp dẫn du khách khi đặt chân đến nơi đây.


Lai Châu gắn bảo tồn văn hóa các dân tộc với phát triển du lịch

Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn chú trọng việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Từ đó, giúp người dân vừa giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc, mặt khác là lợi thế tạo đà cho phát triển du lịch, góp phần tạo việc làm, thu nhập và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc trên địa bàn.



Đề xuất