Phát hiện tòa nhà bằng gạch bùn 4.500 năm tuổi tại Ai Cập

Di tích toà nhà cổ xây bằng gạch bùn được phát hiện phía dưới đền thờ Vua Nyuserre tại vùng Abusir, phía Nam thủ đô Cairo, Ai Cập ngày 30/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Di tích toà nhà cổ xây bằng gạch bùn được phát hiện phía dưới đền thờ Vua Nyuserre tại vùng Abusir, phía Nam thủ đô Cairo, Ai Cập ngày 30/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Một đoàn khảo cổ của Italy và Ba Lan vừa phát hiện di tích một toà nhà cổ được xây bằng gạch bùn. Tòa nhà này được cho là một trong 4 ngôi đền thờ Mặt Trời mất tích có niên đại từ Vương triều thứ 5 của Ai Cập cổ đại (từ năm 2465 đến 2323 trước Công nguyên).

Phát hiện tòa nhà bằng gạch bùn 4.500 năm tuổi tại Ai Cập ảnh 1Di tích toà nhà cổ xây bằng gạch bùn được phát hiện phía dưới đền thờ Vua Nyuserre tại vùng Abusir, phía Nam thủ đô Cairo, Ai Cập ngày 30/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 30/7, Bộ Cổ vật và Du lịch Ai Cập công bố các nhà khảo cổ tìm thấy những vết tích của tòa nhà này phía dưới đền thờ Vua Nyuserre tại vùng Abusir, phía Nam thủ đô Cairo.

Phát hiện tòa nhà bằng gạch bùn 4.500 năm tuổi tại Ai Cập ảnh 2Di tích toà nhà cổ xây bằng gạch bùn được phát hiện phía dưới đền thờ Vua Nyuserre tại vùng Abusir, phía Nam thủ đô Cairo, Ai Cập ngày 30/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Theo thông báo, các nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng phát hiện mới có thể là 1 trong 4 ngôi đền thờ Mặt Trời bị mất tích có niên đại từ Vương triều thứ 5.

Phát hiện tòa nhà bằng gạch bùn 4.500 năm tuổi tại Ai Cập ảnh 3Các vết tích toà nhà cổ xây bằng gạch bùn được phát hiện phía dưới đền thờ Vua Nyuserre tại vùng Abusir, phía Nam thủ đô Cairo, Ai Cập ngày 30/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Vua Nyuserre đã cho phá bỏ một phần của toà nhà này để xây dựng ngôi đền của ông. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều con dấu bằng bùn khắc tên các vị vua từ Vương triều thứ 5 cùng một số bình và ly bia bên trong tòa nhà này.

Minh Tâm

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm