Phát hiện quan trọng về nước trên vùng sáng của Mặt Trăng

Trước đây, giới khoa học cho rằng nước chỉ xuất hiện ở vùng tối của Mặt Trăng. Tuy nhiên, 2 nghiên cứu mới được công bố ngày 26/10 phát hiện nước khả năng còn tồn tại ở nhiều khu vực trên Mặt Trăng, thậm chí cả ở vùng sáng của Mặt Trăng.

Phat hien quan trong ve nuoc tren vung sang cua Mat Trang hinh anh 1Miệng hố Clavius trên bề mặt Mặt Trăng. Ảnh: NASA.

Đài Thiên văn hồng ngoại tầng bình lưu (SOFIA) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận lần đầu tiên phát hiện ra nước trên bề mặt đầy nắng của Mặt Trăng. Nhờ sử dụng kính viễn vọng với bước sóng cao hơn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nước gần miệng núi lửa Clavius, một trong những miệng núi lửa lớn nhất của Mặt Trăng và có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất. Theo trưởng nhóm nghiên cứu Casey Honniball, họ đã phát hiện ra nước có tỷ lệ 100 – 400 ppp, gần tương đương với một chai nước 12 ounce (gần 350ml) trong một mét khối đất Mặt Trăng. Các nhà nghiên cứu cho rằng nước “ẩn” trong các hạt khoáng trên Mặt Trăng để tránh điều kiện khắc nghiệt của khí quyển. Bà Honniball nhấn mạnh đây không phải là những vũng nước mà là những phân tử rải rác chưa hình thành nên băng đá hay nước lỏng.

Dự kiến, Đài thiên văn SOFIA sẽ tiếp tục tìm nước tại những vị trí khác trên bề mặt được chiếu sáng của Mặt Trăng và trong những giai đoạn khác nhau trên hành tinh này để hiểu hơn về cách nước được tạo ra, lưu trữ và dịch chuyển ở người hàng xóm vũ trụ gần nhất của Trái Đất.

Trong khi đó, nghiên cứu do nhà khoa học Paul Hayne dẫn đầu tập trung vào các vùng cực của Mặt Trăng, nơi chưa bao giờ được Mặt Trời chiếu sáng và có nhiệt độ xuống dưới -160 độ C. Dựa vào dữ liệu do tàu không gian của NASA thu thập, nhóm nghiên cứu đã phát hiện hàng chục tỷ “vùng tối nhỏ”, chưa bằng kích cỡ của một đồng tiền xu, và đa số nằm ở các vùng cực. Điều này cho thấy nhiều khả năng những vùng chưa từng được biết đến này có thể chứa băng đá. Các tác giả ước tính xấp xỉ 40.000 km2 diện tích bề mặt Mặt Trăng có thể chứa nước. Nhà nghiên cứu Hayne cho biết kết quả nghiên cứu mới ám chỉ nước có thể tồn tại rộng hơn tại các vùng cực của hành tinh này so với các công trình khoa học trước đây, do đó các nhà khoa học có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, lấy mẫu nước và phân tích.

Hai công trình nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Nature Astronomy được coi là “chìa khóa” cho các sứ mệnh khám phá không gian cũng như Mặt Trăng trong tương lai. Khi đó, các nhà du hành vũ trụ cũng như tàu không gian có thể tận dụng lượng nước này để làm nguồn nước uống hoặc nhiên liệu, nhất là tại vùng được chiếu sáng, vốn dễ dàng tiếp cận hơn so với vùng tối của Mặt Trăng. NASA dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu và lập bản đồ nguồn nước đầu tiên của Mặt Trăng để phục vụ cho các sứ mệnh chinh phục không gian.

Nguyễn Hằng

Tin liên quan

UAE tham vọng chinh phục Mặt Trăng

Ngày 29/9, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) thông báo sẽ đưa một xe tự hành lên Mặt Trăng vào năm 2024 trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang nỗ lực phát triển lĩnh vực không gian - vũ trụ.


Kỳ tích trên Mặt Trăng

Những năm giữa thế kỷ XX, nhân loại chứng kiến sự ra đời các chương trình thám hiểm không gian của Liên Xô trước đây, Mỹ và Trung Quốc. Liên Xô là nước mở đầu Kỷ nguyên không gian (Space Age) với việc lần đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất (Sputnik 1), đồng thời là nước đầu tiên đưa sinh vật sống (chú chó Laika) và sau đó là con người (phi hành gia Yuri Gagarin) lên vũ trụ. Trong khi đó, Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất cho người đổ bộ thành công lên Mặt Trăng, tạo ra một kỳ tích trong lịch sử khám phá vũ trụ. “Đây là bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại" - đó là câu nói bất hủ của phi hành gia Neil Armstrong (Nen Am-xtrong) thuộc tàu vũ trụ Apollo 11 ngày 21/7/1969 khi ông đặt bước chân đầu tiên của con người lên bề mặt Mặt Trăng và cắm cờ Mỹ ở nơi mà ông mô tả là "sự hoang vu tráng lệ".


50 năm chinh phục Mặt trăng: những bước tiến vĩ đại của nhân loại

Mặt trăng cách Trái đất hơn 384.000 km, nhưng đối với loài người, hành tinh này ngày càng gần gũi và quen thuộc hơn nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học và giấc mơ chinh phục không gian. Từ 50 năm trước, ngày 16-7-1969, tàu vũ trụ Apolo 11 đã rời Trái đất, mang theo những nhà du hành vũ trụ đầu tiên đặt chân lên hành tinh xa xôi này, đánh dấu một cột mốc vĩ đại trong lịch sử khám phá vũ trụ của nhân loại.


Hạt giống đầu tiên nảy mầm trên Mặt Trăng

Các nhà khoa học Trung Quốc ngày 15/1 công bố một trong những hạt bông được tàu thăm dò vũ trụ Hằng Nga - 4 (Chang'e 4) mà nước này đưa lên Mặt Trăng mới đây đã nảy mầm, là hạt giống đầu tiên nảy mầm trên hành tinh này.



Đề xuất